Cập nhật thông tin chi tiết về Bộ Bộ Kinh Tâm – Đồng Hoa mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thực lòng mà nói, khi tôi viết những dòng này, tôi có tâm tư. Tâm tư vì, có lẽ tôi chưa thực hiểu hoàn toàn câu chuyện, mà cũng vì, cảm giác đầu tiên luôn diệu kì và trong sáng, nên ít nhất biết cách mà lưu giữ lại.
Tôi chưa bao giờ sợ những câu chuyện kết thúc không viên mãn, không trọn vẹn. Bởi lẽ, sống trên đời thì đến tám chín phần không được như ý mình, vậy có gì mà oán trách đây? Dù không thực hạnh phúc, nhưng ít nhất đã cố gắng, đã đấu tranh, chứ không chỉ buông tay cho số phận định đoạt. “Bộ Bộ Kinh Tâm” của Đồng Hoa đã từng bước từng bước chậm rãi làm rung động trái tim, làm kinh ngạc lí trí, cũng vì sự thật nghiệt ngã không thể chối từ ấy mà thôi.
“Một là đừng gặp gỡ, để khỏi quyến luyến nhau
Hai là đừng quen biết, để khỏi tương tư nhiều”
Trương Hiểu, vốn chỉ là một cô nhân viên văn phòng bình thường, sẽ sớm lấy chồng, có con, sống một cuộc sống an nhàn đến cuối đời. Tôi vẫn không biết, việc Trương Hiểu gặp sự cố mà xuyên không về thời cổ đại, là phúc hay là họa? Là hạnh phúc hay bi kịch cuộc đời? Quay trở về một nơi mình không hề biết, mình không hề quen, sống với những mưu mô toan tính triều đình, cùng thứ tình yêu trong phấp phỏm đợi chờ, có lẽ, chẳng sung sướng gì. Nhưng cũng vì thế mới cảm nhận được tấm chân tình ấm áp chảy len lỏi qua từng khe cửa của Tử Cấm Thành lạnh lẽo, tàn độc.
Tôi không đặc biệt ấn tượng Tứ ca hay Bát ca. Tôi chỉ thích Nhược Hi. Vì thích Nhược Hi, vì cố gắng đặt mình vào vị trí của nàng mà cảm nhận câu chuyện, nên tôi hiểu, những việc làm của nàng là hợp tình hợp lý. Sống ở đâu cũng vậy thôi, tình yêu không phải tất cả, không phải thứ duy nhất để bấu víu, để đấu tranh. Làm việc gì cũng nên chừa cho mình đường lui, đâu chỉ như một con thiêu thân lao vào lửa không biết đường về.
Tuy thế, có đôi lúc, tôi tự hỏi, nếu Nhược Hi cố gắng thêm một chút nữa, quyết liệt đến cùng, chỉ tin tưởng vào tình yêu, liệu sẽ hạnh phúc hơn không? Nhưng rồi từ từ nhận ra, Nhược Hi mà tôi thích, vốn mâu thuẫn, vừa ích kỉ, lại vô cùng bao dung. Vốn không muốn bản thân chịu quá nhiều đau khổ, vừa không muốn những người nàng yêu thương phải sống trong đau thương. Vậy nên, sao có thể vừa lòng tất cả đây?
Cuộc sống chốn thâm cung ấy, ngoài lễ nghi phép tắc, ngoài âm mưu toan tính, liệu còn tồn tại điều gì nữa? Tình yêu à? Hay tình cảm chị em gắn bó? Tình cảm bạn bè thân thiết? Suy cho cùng, một khi tình cảm xuất phát từ trái tim đụng phải quá nhiều những cản trở, quá nhiều đớn đau, thì cũng chẳng thể trong sáng, cũng kém phần đẹp tươi.
Nghĩ lại mà bật cười, chàng trai Thập tam phong lưu tiêu sái văn võ song toàn năm nào, vì một câu nói, vì một lần mười năm giam cầm, khi trở về cũng chỉ còn lại đôi mắt vương sầu, mái tóc muối tiêu và bước chân xiêu vẹo. Hay ngay cả lão Thập vốn ngốc nghếch không quan tâm sự đời, trước đắng cay đày đọa, cũng dần biết thương tâm, cũng dần biết oán hận. Bát ca từng tìm mọi thủ đoạn, mọi cách thức để giành ngôi báu, đến cuối cùng chỉ biết cười khổ mà buông tay. Vốn không còn đường lui nữa rồi. Một khi đã bước vào Tử Cấm Thành, sẽ chẳng điều gì còn được như xưa. Một khi đã chấp nhận đánh cược, thì kết quả đến cũng chỉ còn nước gật đầu chịu thua.
Đời lắm nẻo buồn vui tan hợp, đã từng yêu thương, đã từng gắn bó, nhưng có mấy ai dám chắc, không có giây phút chia ly?
Nhược Hi có yêu Bát ca không? Tôi khẳng định là có. Nếu không yêu, nàng nhất quyết sẽ không chấp nhận thay đổi lịch sử. Một người an phận như Nhược Hi, sao dám làm chuyện kinh khủng đến vậy? Nhưng, vì yêu, nên mới cố gắng thử đấu tranh một lần, cố gắng giữ chàng trai ấy bên mình để cả hai cùng hạnh phúc. Chỉ là, Bát ca tham vọng không đủ sức từ bỏ giang sơn để có mỹ nhân. Và Nhược Hi cũng chẳng đủ can đảm để tiếp tục ở bên Bát hiền vương thêm một lần nữa.
Yêu. Chỉ một chữ mà cũng có khả năng giày vò con người đến thế. Muốn nói quên đâu dễ, muốn tiếp tục lại càng không thể. Vẫn là không nên gặp gỡ, không nên quen biết.
Ấy vậy mà, không quyến luyến, không tương tư, liệu có tốt đẹp hơn không? Tình yêu vốn đau đớn là thế, nhưng trong đắng có ngọt. Như uống một ngụm trà, cắn một miếng chocolate, lúc đầu thì đắng, sau dần thấy ngọt ngào lan tỏa, tạo cảm giác ấm áp, hạnh phúc vô cùng. Lạc đến nơi nước can, ngồi trông lúc mây lên, nói rằng tôi không ấn tượng đặc biệt với ai trong hai nam nhân vật chính, không có nghĩa là tôi không biết mình thích ai hơn. Như Nhược Hi, tôi thích Tứ ca, thích Tứ vương gia, thích Ung Chính, vì Nhược Hi yêu chàng vô cùng.
Tình yêu của hai người gần như được sinh ra trong đợi chờ. Nhưng vì chờ đợi như thế, cũng giống với ruột đong sầu, thì rượu càng dễ ngấm. Tình yêu ấy chân thực hơn, và cũng khó khăn hơn rất nhiều. Không chỉ đơn thuần muốn nói yêu là yêu, muốn cố gắng là cố gắng. Nhược Hi không toàn tâm yêu, cũng vì lẽ ấy. Một khi cô biết trước lịch sử, một khi cô nhìn thấy những đau khổ mà Ung Chính tạo nên cho người khác, cô đã tự xây một bức rào cản giữa trái tim cô và Dận Chân. Tình yêu của Nhược Hi mỗi bước đi đều thêm phần sợ hãi, run rẩy trong lòng. Cảm giác nửa muốn tiếp tục, nửa muốn chạy trốn.
Tôi biết, với nhiều người, Nhược Hi thật hèn nhát. Bởi lẽ tại sao không dốc lòng một lần? Yêu bằng tất cả những gì nàng có, liệu khó khăn đến vậy sao? Tại sao phải vừa làm đau mình, vừa làm đau người như thế? Nhưng chốn thâm cung này, Nhược Hi không hề mong muốn ở lại. Nàng không cam tâm tình nguyện ở nơi đây, cũng không cam tâm tình nguyện nhìn người khác đau đớn vì mình. Với cung đình này, bây giờ ngoài sợ hãi tôi cũng chỉ còn sợ hãi, nó liên tục nhai nuốt người ta, y như quái vật!
Không thể quay trở về như lúc hai người cùng chèo thuyền thưởng ngoạn cảnh sắc, hay nụ hôn lạnh lẽo mà cuồng nhiệt Tứ ca áp lên môi Nhược Hi tại thảo nguyên xa xôi, cũng không còn ở Cán Y cục, cách nhau lớp lớp tường dày, lòng vẫn ăm ắp những thương yêu xót xa nhung nhớ. Dù chàng vẫn là Dận Chân của nàng, nhưng chàng đồng thời còn là vua của một nước, là Ung Chính dốc lòng dốc tâm vì giang sơn. Không hoàn toàn là chàng trai xoay lưng đỡ tên cho nàng, ôm nàng dưới mưa với bao thương xót. Tình cảm vẫn còn đây, nhưng bên cạnh đấy là biết bao kinh sợ, biết bao khiếp hãi.
Lúc này, nhìn sự bất lực của Nhược Hi và Ung Chính, tôi bỗng nhớ đến Masumi và Maya trong bộ truyện tranh Mặt nạ thủy tinh. Cũng từng êm đêm chèo thuyền mà ngắm từng cánh hoa bay trong gió, cũng từng lặng thầm quan tâm nhau, từng vì mình vì người mà cố gắng, để rồi cũng dần xa nhau. Nhưng ai bảo tình yêu ấy không thật? Ai bảo tình yêu ấy không đẹp đẽ, không đáng trân trọng?
Ừ, có lẽ, có những người chỉ thuộc về nhau, khi họ không là của nhau.
Nhược Hi, lúc có thể toàn tâm toàn ý yêu Dận Chân nhất, lại là khi hai người đã nghìn trùng xa cách. Lúc ấy, nàng mới đủ bình tâm để hướng về chàng, với đôi mắt chỉ đong đầy yêu thương. Nhớ nhau, ngóng nhau, mà không được ở bên nhau, đa tình khổ hơn vô tình biết bao nhiêu, ruột sầu nát tan từng đoạn, viết thư hồi tưởng lúc bên ai, lệ rơi nhòa chữ trên giấy lụa, hành lang quanh co sâu thẳm, chờ mong lúc gặp lại Người.
Với câu chuyện này, tôi có nhiều tiếc nuối. Không chỉ vì Nhược Hi không thể nhìn Ung Chính lần cuối, không chỉ vì mối tình dang dở của Lục Vu và Thập tam, càng không chỉ vì bóng dáng cô đơn tịch mịch của Bát ca khi tiễn nàng đi xa, mà còn vì Thập tứ.
Nếu nói nhân vật nam tôi ấn tượng nhất, tôi sẽ trả lời Thập tam. Nếu nói nhân vật nam tôi cảm phục nhất, tôi sẽ trả lời Dận Chân. Nhưng nếu nói nhân vật nam tôi yêu thích nhất, không ai khác ngoài Thập tứ a ca. Đến cuối cùng, chàng có yêu Nhược Hi không? Làm sao ai biết? Thôi thì, hãy cứ nhắm mắt làm ngơ mọi cử chỉ quan tâm, mọi lời nói ngụ ý của chàng, để bớt cho chàng một điều đau đớn.
Thập tứ, theo tôi, là người sống hết mình nhất. Chàng dám đấu tranh, dám uất hận, và dám yêu. Tuy thế, kết cục với chàng, lại chỉ nhuốm màu tang tóc. Khi chàng được thả tự do, được dắt ngựa đi dạo sau cả mười năm giam hãm, chàng cảm thấy gì? Thập tứ của tôi nhìn đâu đâu cũng chỉ còn lại hình bóng của những người đã khuất, của những anh em, của cô gái Nhược Hi ngày ấy. Còn chàng thì sao? Chàng một mình nhìn thấy cái chết của từng ấy con người, nhìn thấy khốn khổ của từng ấy người chàng yêu thương. Chỉ để từng nơi từng chốn một, từ từ hồi tưởng.
Thập tứ kia, sao chẳng về, cứ mãi lang thang ?
Cuối cùng, tôi cũng chỉ có thể cay đắng mà nói rằng, năm năm tháng tháng hoa vẻ cũ, tháng tháng năm năm người khác xưa.
Vì sao trời xanh cứ ghẹo người?
– KEMCHAN
[Bộ bộ kinh tâm] Bất kì ai cũng đều cô đơn
Kì thật, tôi hầu như không bao giờ đọc truyện SE, bởi lẽ, một ngày rất mệt mỏi, cuộc sống rất vồn vã, đến với ngôn tình phần vì sở thích phần vì muốn giải tỏa cảm xúc của một ngày.
“Bộ bộ kinh tâm”, trước hết , tôi muốn nói là một thiên tình sử vô cùng bi thương, đau khổ, nếu bạn không muốn ngày mai tỉnh dậy với đôi mắt sưng húp thì có lẽ không nên đọc, nhưng tôi cũng nói luôn, thật tiếc cho bạn. Bản thân tôi rất thích Tứ a ca và Nhược Hy nhưng không chỉ có họ , tôi thấy toàn bộ nhân vật trong truyện đều rất đặc sắc và điểm chung nhất tôi đều thấy ở họ, đó là ai cũng đều cô đơn…
Đọc truyện này tôi bị ám ảnh. Ám ảnh bởi hình ảnh cô đơn của Dận Chân đứng cô đơn trên đỉnh Cánh Sơn , ngắm nhìn Tử Cấm Thành dưới chân mình,mà tận sâu trong đôi mắt chỉ còn hư không quạnh quẽ
“Yêu cùng hận đều đã rời đi, chỉ còn lại mình hắn”
Nỗi cô đơn trước hết tôi muốn nói đến là của Tứ A ca – Dận Chân hay sau này chính là Hoàng đế đại Thanh – Ung Chính. Tứ a ca ngoài lạnh trong nóng, luôn giữ vẻ ngoài lạnh lùng bình thản, nhưng ẩn chứa đằng sau là một trái tim đầy nhiệt thành. Hắn rất cô đơn. Cô đơn bởi không nhận được tình yêu của mẹ mà đến ngay lúc bà chết cũng không coi hắn là con, tuyệt đối không chịu nhận sắc phong Hoàng thái hậu. Cô đơn bởi có trong tay cả một giang sơn Đại Thanh mà khi đứng trên đỉnh cao ấy, hắn không gặp được người con gái hắn yêu lần cuối trước khi nàng ra đi. Nhưng tôi nghĩ đây tất là cái giá phải trả khi hắn giành được quyền lực tối cao của mình. Tôi nghĩ tình yêu của Dận Chân đối với Nhược Hy hẳn là đến sau Bát a ca nhưng nồng đậm không hề thua kém. Chàng trai ấy đứng trong mưa,” sắc trời mù mịt, chiếc dù đen như mực, một thân trường bào xám.. sắc mặt tái nhợt đến đau lòng” nhìn người con gái hắn yêu quỳ mà hận không thể làm gì. Chàng trai ấy chịu ẩn nhẫn mình mười năm, dụng tâm sắp đặt, tranh giành ngôi báu bởi vì chỉ vậy mới bảo vệ được những người hắn yêu. Chàng trai thích hoa mộc lan trong sương, yêu màu xanh da trời sau cơn mưa, yêu chó ghét mèo, mưa phùn sẽ vui vẻ, khó chịu khi nắng gắt cuối cùng cũng gặm nhấm một nỗi cô đơn….
“Không gặp thì sẽ không yêu. Chi bằng không biết, chẳng cần tương tư.”
Nhược Hy là một cô gái, theo tôi cũng rất cô đơn. Trước khi đọc Bộ bộ kinh tâm tôi đã đọc rất nhiều review. Các bạn cho rằng Nhược Hy là một cô gái ích kỷ và đớn hèn trong tình yêu, không dám nắm bắt vận mệnh của mình. Theo tôi, thì không phải như vậy. Tôi muốn hỏi một câu đó là : ích kỉ hay tỉnh táo? Hãy thử đặt mình và nhân vật, khi đọc truyện tôi thường làm vậy bởi như thế tôi mới hiểu được cảm xúc và quyết định của nhân vật ấy. Bạn là một cô gái xuyên không, về một thời quá khứ không người thân, gia đình bạn bè, một xã hội mà chỉ sai một ly đi một dặm, một câu nói cũng có thể mất đi mạng sống – một cuộc sống dối trá, lừa bịp, tanh tưởi, thì liệu rằng có nên cẩn trọng hay không? Nhược Hy biết Bát a ca sẽ thua, nàng biết Tứ a ca sẽ giành được ngôi báu, lẽ nào lúc ấy nàng không nên giành một con đường sống cho mình. Thêm nữa, là một cô gái hiện đại, lẽ nào ngay lập tức có thể chịu được kiếp năm thê bảy thiếp, chịu được kiếp chung chồng? Cô đã nghĩ : “Chỉ vì một người đàn ông mà bắt nàng phải sống cùng một mái nhà với một người đàn bà khác, rồi đấu đá với cô ta suốt đời? Phải bao nhiều tình yêu mới đủ để nàng chịu đựng cái giá đó?” . Nhưng rồi cảm động vì một chàng trai ” điềm đạm nói cười, dưới một màn lá thu bay tơi tả, chàng nghiệt ngã buộc nàng vâng lời; giữa trời đất một màn trắng xóa, chàng êm ả cùng nàng dạo chơi,.. nụ cười của chàng ấm áp như nắng xuân, rồi thứ giấy viết tỏa hương bách hợp” ,vì một trang trai thở nhẹ bên tai nàng lặp đi lặp lại : ” Trong lòng em có ta.. trong lòng em có ta..” mà nàng một lần đã thử cố gắng vì tình yêu này. Nàng đã cố gắng. Nhưng rồi vì ” nàng có quá nhiều sợ hãi, quá nhiều tính toán. Còn chàng, có quá nhiều tham vọng, quá nhiều đàn bà”, Bát a ca không thể từ bỏ việc tranh giành ngôi báu mà tình cảm của Nhược Hy với chàng đành chấm dứt tại đó.
Còn Thập Tam gia. Đây là một chàng trai tôi vô cùng yêu thích, đặc biệt là tình bạn của chàng với Nhược Hy – một tình bạn bền vững, không lợi ích trong cung cấm,nơi mà mọi thứ đều được mang ra lợi dụng. Thập tam a ca vì tứ a ca, mà chấp nhận mười năm giam lỏng, thời gian ấy Lục Vu đã bên cạnh chàng mười năm bầu bạn, sinh cho chàng một cô nương xinh xắn. Vậy mà, nàng rồi cũng rời chàng mà đi.
Như tôi đã nói, câu chuyện này , bất cứ nhân vật nào cũng đều chịu đựng một nỗi cô đơn. Tứ a ca cô đơn, Nhược Hy cô đơn, Thập tam gia cô đơn. Bát a ca đến cuối cùng cũng cô đơn, không có được Nhược Hy không phải điều đáng tiếc của hắn, mà hắn phải thấy đáng tiếc, không, là đau khổ cùng cực khi nhìn đích phúc tấn của mình thiêu trong ngọn lửa ấy. Hắn không được sinh ra bởi một người mẹ quyền quý, bởi vậy mà từ nhỏ chính hắng phả nỗ lực hơn cả. Chính vì thế, khi Nhược Hy ngỏ lời, hắn cũng không thể vì nàng , mà từ bỏ ngôi báu. Cứ tưởng mất Nhược Hy đã là đáng tiếc, mà việc hắn không trân trọng người vợ của mình mới là đáng tiếc. Nàng ta là một nguyên nhân dẫn đến việc Nhược Hy sảy thai, nhưng cũng là người phụ nữ giỏi giang và dũng cảm, khi mà mọi người quay lưng lại với bát gia, vẫn một mình gánh vác mọi việc.
Không chỉ vậy, Nhược Lan cô đơn khi đến lúc nàng chết mới có thể về với người nàng yêu. Cửu a ca chết mới hiểu Ngọc Đàn đã vì mình như thế nào.
Khi đọc đến gần già tác phẩm, tôi đã khóc rất nhiều. Tình cha con, tình anh em, tình yêu, tình bạn… Tôi hiểu được sự tiếc nuối của Nhược Hy khi nàng nghĩ về thời bé, khi nàng đã cất cao tiếng hát chúc mừng sinh nhật Thập a ca, khi nàng còn là cô bé lao vào đánh nhau với Minh Ngọc, là tiếng cười, là kỉ niệm, tất cả đều đã qua, đều lụi tàn vì tranh giành ngôi báu. Nhược Hy và Tứ a ca rất đáng thương. Đồng Hoa đã không để cho họ gặp mặt nhau lần cuối , cũng vì vậy mà càng khiến người đọc nhớ lâu hơn về một mối tình day dứt, triền miên, còn lại có chăng cũng là bức thư cuối cùng mà Nhược Hy gửi cho Dận Chân :
“Vì yêu mà giận, vì yêu mà hận, vì yêu mà khờ, vì yêu mà chấp. Rời xa rồi mới thấy, giận khờ hận chấp, tấc tất đều hóa thành nỗi nhớ tương tư. Chẳng biết chàng lúc này, có còn oán ta hận ta, buồn ta giận ta? Dưới bóng tử đằng, trăng lạnh gió nhẹ, mượn giấy và bút, muốn nói rằng nhiều khi trong lòng không có Hoàng thượng, chẳng có Tứ a ca, nhất nhất chỉ có một người, Dận Chân mà thôi..”
– Oanh Còi
Bộ tiểu thuyết làm thay đổi hoàn toàn cách nghĩ cũng như những định kiến của mình về ngôn tình Trung Quốc. Bộ bộ kinh tâm lôi cuốn mình không kém những tác phẩm văn học Tây Âu ♥
Ấn tượng đầu tiên là về bìa sách. Mình phải mất một lúc mới “ngấm” được rằng tập một và tập hai được phân biệt bằng dấu [*] và [**]. Rồi tình cờ bắt gặp giọt nước mắt cam chịu của người nữ nhi ấy, như báo hiệu một SE đang chờ phía trước 🙂
Nội dung Bộ bộ kinh tâm khá thú vị. Trương Hiểu, một nhân viên văn phòng 25 tuổi sống tại Bắc Kinh thời hiện đại, sau một tai nạn bất ngờ vượt thời gian trở về 300 năm trước. Cô tỉnh giấc vào năm Khang Hy thứ 43 và bắt đầu cuộc sống của Mã Nhĩ Thái Nhượng Hy trong Tử Cấm Thành. Cô mang theo vốn kiến thức khá mơ hồ về lịch sử Thanh triều, và điều quan trọng nhất, là những quan niệm sống của thế giới hiện đại, liệu điều đó có khiến cô gặp bất hạnh trong xã hội phong kiến đầy bất công hay không? Câu hỏi đó đã luôn hiển hiện trong tâm trí mình ngay từ những trang đầu. Rồi theo từng trang, từng trang, từng trang sách, Trương Hiểu cũng dần dần trở thành Nhược Hi, dù trong cô vẫn khao khát được tự do.
Thiết nghĩ, vì lịch sử như thế nên mới có sự xuất hiện của nàng, hay vì sự xuất hiện của nàng nên lịch sử mới thay đổi như thế. Nàng biết rằng không nên để mình lọt vào cuộc tranh đoạt vương vị tàn khốc ấy, nhưng lại không sao cưỡng lại nổi. Bởi lẽ, trong vòng xoáy cuồng loạn ấy, có người nàng yêu, cũng có người yêu nàng. Nàng càng cố gắng bảo vệ những người thương yêu, càng vô tình đẩy họ vào một vòng xoáy khác: vòng xoáy bi kịch. Là bi kịch tình yêu, bi kịch của tình bằng hữu, bi kịch của tình phụ tử, bi kịch của tình huynh đệ. Tất cả, dù ra sức tranh đoạt hoàng vị hay ung ung tự tại, dù thắng hay thua, dù được hay mất, đều phải mang theo mình những nỗi khổ, những vết thương lòng sâu hoắm.
Bộ bộ kinh tâm mở ra tươi vui trong sáng, nhưng kết thúc chắc chắn để lại trong lòng người đọc nỗi ám ảnh, day dứt. Dù vậy, vẫn phải chấp nhận rằng đó là cái kết duy nhất, không thể bị thay đổi dù chỉ là một tiểu tiết, vì dẫu có bi thảm, có khổ đau, thì cái kết thúc ấy quả thực vô cùng hoàn hảo.
Nữ nhân của Bộ bộ kinh tâm, tất cả, đều phải chịu nhiều đau khổ, bất công. Nhưng họ, đến cuối cùng đều có thểm thanh thản mỉm cười…
Đó là Nhược Hi, nữ chính có số phận bi thảm nhất, dù có ra đi vì chờ đợi mòn mỏi, vì phải gánh chịu quá nhiều khổ tâm, cuối cùng vẫn là nàng đã và sẽ mãi nắm giữ trái tim Dận Chân, không bao giờ đổi thay vì dòng chảy thời gian.
Đó là Nhược Lan cả đời không thể nào thanh thản vì mối tình với người tướng quân xấu số, đến cuối cùng vẫn được tự do tìm về với người yêu.
Đó là Lục Vu, hồng nhan tri kỉ của Thập tam a ca, dù có dứt áo ra đi tìm cái chết, suy cho cùng cũng là vì người nàng yêu.
Đó là Bát phúc tấn Minh Tuệ hết lòng yêu, hết lòng hy sinh, phải chịu sự ghẻ lạnh của Bát a ca không biết bao nhiêu năm. Đến cuối cùng, dù có phải tự tận không danh không phận với Bát gia, nàng vẫn khiến chàng phải gào khóc thảm thương, bất lực đứng nhìn nàng chìm trong ngọn lửa đỏ.
Đó là Thập phúc tấn Minh Ngọc, ban đầu khiến ta chán ghét vì thói chua ngoa đanh đá, nhưng cuối cùng vẫn khiến ta phải đem lòng yêu mến. Nàng, dù ngục tù khổ ải đang chờ phía trước, vẫn mãn nguyện nói với Thập gia: “Có thể gả cho chàng, kiếp này của thiếp quả thực rất may mắn…”.
Đó là Ngọc Đàn, dù có đến với Nhược Hi vì có mục đích, vẫn khiến ta đau xót vì tình cảm nàng đối với Nhược Hi ngày càng sâu sắc hơn cả tình tỷ muội, vì tuổi thanh xuân và cả tính mạng của nàng đều phải dùng để trả cho mục đích ấy.
Bộ bộ kinh tâm, nơi mà ngay cả nam nhân cũng phải chịu đau khổ, dằn vặt…
“Một là đừng gặp gỡ, để khỏi quyến luyến nhau
Hai là đừng quen biết, để khỏi tương tư nhiều…”
Tứ a ca Dận Chân, người đứng đầu triều đình Đại Thanh, nhưng luôn cô độc, luôn mang trong mình nỗi đau dằn xé mang tên Nhược Hi. Yêu và được yêu, nhưng chàng và nàng chẳng thể ở cạnh nhau.
Bát a ca Dận Tự, đến phút cuối mới muộn màng nhận ra rằng đã đem lòng yêu Bát phúc tấn, nhưng chỉ còn biết nhìn nàng mập mờ trong biển lửa.
Cửu a ca Dận Đường, đến chết vẫn không dứt ân hận vì những dòng chữ đỏ trên mảnh vải cũ… “…Ngọc Đàn không hối hận! Không oán trách! Chị chớ đau lòng!”.
Thập tam a ca Dận Tường, chàng luôn hận mình đã không bảo vệ được Lục Vu. Nỗi dằn vặt hóa thành bệnh tật, đem chàng sớm lìa khỏi thế gian.
Thập tứ a ca Dận Trinh, tình cảm bền bỉ mà cao thượng chàng dành cho Nhược Hi thật đáng trân trọng. Vì Nhược Hi mà tình nguyện quỳ một ngày đêm trong mưa, vì Nhược Hi mà kiên trì tìm cách cứu nàng thoát khỏi Cán Y Cục. Dẫu chính chàng là người năm lần bảy lượt mắng Nhược Hi, nhưng cũng chính chàng đã đưa nàng thoát khỏi Tử Cấm Thành.
Xuyên suốt Bộ bộ kinh tâm là bi kịch. Vậy mà, tình bạn giữa Nhược Hi và thập tam a ca đã nở hoa giữa những bi kịch đó. Họ bên cạnh nhau, hi sinh cho nhau bất chấp điều gì sẽ xảy đến, bởi, “Giữa nam và nữ đâu phải chỉ tồn tại tư tình, tôi đối với anh là một sự chân thành!”. Thập tam, trong thời khắc chia ly đã bộc lộ rằng “Ta không hối hận ngày đó đã đem cô khỏi phủ Thập đệ và chuốc cho cô một trận say mèm như thế!”.
Ta vẫn có thể tìm thấy hi vọng ở Bộ bộ kinh tâm. Bởi ở đó có Mẫn Mẫn cách cách, một cô gái ngây thơ trong sáng, cuối cùng cũng đã thoát khỏi số phận bi kịch của những nữ nhi phong kiến. Ở đó còn có Thập tứ a ca, chàng dù tham gia tranh đoạt ngôi báu, nhưng không vì ngôi vị cô độc đó mà thủ đoạn, tàn độc.
BỘ BỘ KINH TÂM – từng bước, từng bước đi vào lòng, xuyên vào tim, rồi xoáy sâu vào tâm khảm đọc giả những day dứt khôn nguôi.
“Vì thương mà sầu mà bệnh
Vì thương mà sợ mà lo
Dứt thương không còn sầu bệnh
Lo sợ làm sao tìm về?
Vì yêu mà đau mà ốm
Vì yêu mà hãi mà kinh
Thôi yêu không còn đau ốm
Kinh hãi làm chi được mình?
Bởi thế đừng thương yêu
Lỡ biệt ly là khổ!
Không yêu thương ruồng bỏ
Bịn rịn chẳng vương tơ…”
– Uyên Khôi
Những Bộ Phim Tvb Kinh Điển Không Thể Bỏ Qua (P2)
Lấy bối cảnh Võ Tắc Thiên lên ngôi, triều đình và đất nước loạn lạc, tiên nữ Bích Dao phải xuống trần tìm “Chân mạng thiên tử” và phò tá khôi phục lại giang sơn Đại đường. Trong quá trình tìm kiếm, Bích Dao còn phát hiện ra âm mưu khủng khiếp của một tên quái vật đang mưu đồ chiêm ngôi vị của Võ hầu.
10. Ngưu Lang Chức Nữ (2003)
Ngưu Lang Chức Nữ (2003) lấy câu chuyện huyền thoại về chàng chăn bò Ngưu Lang gặp gỡ và yêu nàng tiên Chức Nữ. Trong một lần Chức Nữ xuống phàm trần tìm con thoi dệt vải đã gặp chàng nông dân chất phác, hiền lành là Ngưu Lang. Cả 2 nảy sinh tình cảm nhưng do là tiên nữ dệt vải trên trời nên tình yêu của họ bị Vương Mẫu Nương Nương chia cắt.
11. Đôi Đũa Lệch (2003)
Là một trong những bộ phim truyền hình có rating cao nhất và thuộc top đầu TVB năm 2003, câu chuyện tình đơn giản nhưng đầy ý nghĩa nhân văn của anh chàng khờ khạo Thường Vượng và cô gái Thế Phụng đã lay động con tim hàng ngàn tín đồ TVB.
12. Thâm Cung Nội Chiến (2004)
Là một bộ phim bom tấn của đài TVB năm 2004, phim Thâm Cung Nội Chiến đã để lại tiếng vang lớn trong lòng khán giả khắp Châu Á lúc đó và dư âm còn mãi đến ngày nay. Với đề tài hậu cung khá quen thuộc, bộ phim lại sáng tạo trong việc đi sâu phân tích thế giới nội tâm đầy mâu thuẫn giữa yêu ghét, thù hận và dã tâm của 4 mỹ nhân hậu cung: Ngọc Doanh (Lê Tư), An Thiến (Trương Khả Di), Nhĩ Thuần ( Xa Thi Mạn) và Như Phi (Đặng Tụy Vân).
13. Bằng Chứng Thép (2004)
Vẫn là đề tài phá án hình sự quen thuộc nhưng vào năm 2004, bộ phim Bằng Chứng Thép đã tạo ra được làn sóng hâm mộ từ những người yêu thích phim TVB. Với sự tham gia diễn xuất của dàn diễn viên gạo cội và chủ lực như: Âu Dương Chấn Hoa, Mông Gia Tuệ, Lâm Văn Long, Xa Thi Mạn. Chung Gia Hân,… cùng với sự khai thác đề tài phá án theo hướng mới lạ từ thủ thuật phân tích vụ án tinh vi, hiện đại.
“Sóng Gió Gia Tộc” là một bộ phim truyền hình đình đám lấy đề tài tranh chấp hào môn của TVB vào năm 2004. Đây là câu chuyện về gia tộc kinh doanh bào ngư do ông Đường Nhân Giai làm chủ. Người ngoài nhìn vào đều nghĩ đây là đại gia đình hòa thuận với hai bà vợ là Lăng Sảo và Vương Tú Cầm. Tuy nhiên, Vương Tú Cầm luôn tìm cách gây rắc rối và dùng nhiều thủ đoạn nhằm chiếm được gia tài của nhà họ Đường. Từ đó các cuộc tranh chấp trong nội bộ gia đình thường xảy ra và ngày càng diễn ra quyết liệt hơn.
15. Mẹ Chồng Khó Tính (2005)
Năm 2005, TVB tiếp tục thành công với bộ phim Mẹ Chồng Khó Tính với đôi tình nhân một thời là Huỳnh Tông Trạch và Hồ Hạnh Nhi thủ vai chính. Cả bộ phim là những tình huống dở khóc dở cười trong mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu giữa Điền Lực (Hồ Hạnh Nhi) và Thước Lan Cách Cách (Uông Minh Thuyên).
16. Truyền Tích Thần Kỳ (2012)
Truyền tích thần kỳ là câu chuyện về 3 người bạn, 2 nam 1 nữ chơi thân với nhau từ nhỏ đến lớn là Thể Chi, Án Hỷ và Cảm Đang. Họ đều có cơ duyên gặp được thần tiên và được dạy phép thuật và nội công cứu giúp chúng sinh. Trần gian lúc này bị nữ phù thủy Vô Cực Thiên Tôn đe dọa, nhiệm vụ của 3 người là phải đánh bại yêu nữ này và mang lại yên bình cho trần thế.
17. Vô Song Phổ (2015)
Bạn có phải mọt phim Hong Kong không? Bạn đã xem bao nhiêu bộ trên này rồi?
Thư Chúc Tết Của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng
Trang chủ
Chính trị – Quân sự
Tin tức – Sự kiện
11/01/2020 15:28:00
3,993
BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
Thân ái gửi cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng toàn quân và lực lượng dân quân tự vệ cả nước.
Các đồng chí thân mến!
Nhân dịp năm mới 2020 và đón Xuân Canh Tý, thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, tôi thân ái gửi tới cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng toàn quân và lực lượng dân quân tự vệ cả nước lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Năm Kỷ Hợi 2019 mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương, toàn quân và lực lượng dân quân tự vệ cả nước đã đoàn kết quyết tâm cao, chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành toàn diện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, nhiều nhiệm vụ hoàn thành tốt, một số nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trên các mặt công tác.
Toàn quân đã thường xuyên nắm chắc, dự báo đúng tình hình, chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước xử lý kịp thời, nhạy bén, hiệu quả các tình huống về quân sự, quốc phòng, không để bị động, bất ngờ. Chất lượng giáo dục chính trị, huấn luyện, diễn tập, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, điều chỉnh tổ chức lực lượng có nhiều chuyển biến tiến bộ. Phát huy tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn, giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Tổ chức kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam có ý nghĩa sâu sắc, tạo sức lan tỏa lớn. Công tác đối ngoại quốc phòng đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực. Trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội luôn được giữ vững; chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ không ngừng được nâng lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, tôi nhiệt liệt biểu dương, khen ngợi thành tích mà cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng toàn quân và lực lượng dân quân tự vệ cả nước đã đạt được trong năm qua.
Đón chào năm Canh Tý 2020, năm diễn ra đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; năm Việt Nam đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực, trong nước dự báo có nhiều thuận lợi, nhưng sẽ còn không ít khó khăn, thách thức, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng mong rằng, toàn quân và lực lượng dân quân tự vệ cả nước tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân chủ, đoàn kết, trí tuệ, kỷ cương, nêu gương, quyết thắng” và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”; ra sức xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.
Với khí thế mới, tư duy mới, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, nhất định toàn quân và lực lượng dân quân tự vệ cả nước sẽ hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2020.
Chúc các đồng chí cùng gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công. Chào thân ái và quyết thắng! Đại tướng Ngô Xuân Lịch
11 Câu Nói Nổi Tiếng Trong Bộ Tiểu Thuyết Kinh Điển Tam Quốc Diễn Nghĩa
Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc bên cạnh Thủy hử, Hồng lâu mộng và Tây du kí. Nội dung xuyên suốt chủ yếu của tác phẩm kinh điển này nói về cuộc đấu tranh giữa ba thế lực phong kiến bao gồm nhà Ngụy (do Tào Tháo đứng đầu), nhà Thục (do Lưu Bị đứng đầu) và nhà Ngô (do Tôn Quyền đứng đầu) trong việc nhất thống thiên hạ. Tuy nhiên cái kết cuối cùng lại hết sức bất ngờ khi giang sơn lại rơi vào tay con cháu của Tư Mã Ý, vốn là một đại thần trong triều Ngụy. Tam quốc diễn nghĩa không chỉ đơn thuần là một tác phẩm văn học mang tính sử thi mà nó còn để lại những giá trị nhân văn đầy sâu sắc cho biết bao thế hệ người đọc trên toàn thế giới.
Và chúng ta hãy cùng nhau xem lại 11 câu nói kinh điển của các nhân vật nổi tiếng trong bộ tiểu thuyết này nhé!
1. “Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố”
Ý nghĩa của cậu nói này tức người thì phải được như Lữ Bố còn ngựa thì phải là ngựa Xích Thố.
Câu nói này không xuất phát từ một nhân vật nổi tiếng nào mà lại được lan truyền đi khắp thiên hạ, đủ để nói lên tài năng cũng như phẩm chất của Lữ Bố và ngựa Xích Thố.
Lữ Bố được coi là anh hùng thiên hạ và không có đối thủ trong truyện Tam quốc. Với phương thiên họa kích trong tay, cưỡi ngựa Xích Thố vô địch, Lữ Ôn Hầu trở nên bất khả chiến bại. Tuy nhiên với bản tính hung hăng cùng sự kiêu ngạo của mình, cuối cùng Lữ Bố đã phải nhận cái chết thương tâm khi bị quân sĩ làm phản, bắt trói và giao cho Tào Tháo.
2. “Ngũ Thường họ Mã, Bạch Mi giỏi nhất”
Lịch sử ghi chép rằng có năm người con trai nhà họ Mã vốn thông minh hơn người, tên tự lần lượt là Bá Thường, Trọng Thường, Thúc Thường, Quý Thường, Ấu Thường, nên gọi là Ngũ Thường. Chân mày của Mã Lương, tức là Quý Thường có màu trắng, nên người đời gọi là “Bạch Mi”, do đó mới có câu “Ngũ Thường họ mã, Bạch Mi giỏi nhất”. Trong năm anh em, người được nhiều người biết đến nhất chỉ có hai anh em Mã Lương và Mã Tốc. Mã Lương thật sự là bậc kì tài, tài hoa xuất chúng, ông đã bỏ không ít công sức trong việc giúp Lưu Bị ngồi vững ở Tây Xuyên, đáng tiếc là ông mất quá sớm. Tuy nhiên người anh Mã Lương lại đánh giá sự thông minh của mình không thể so bì với người em trai là Mã Tốc, cậu học trò của Khổng Minh. Tuy nhiên cũng bởi thông minh mà sinh kiêu ngạo, Mã Tốc đã để thua trong trận đấu đầu tiên do mình cầm quân và để mất Nhai Đình và sau đó đã bị Gia Cát Lượng xử tử do đã vi phạm quân lệnh trạng. Khi người ta đọc đến câu này, một là tiếc cho Mã Lương đã mất quá sớm, hai là tiếc thay Mã Tốc thông minh cả đời nhưng lại hồ đồ một lúc dẫn đết kết cục đầy bi ai.
3. “Hết lòng tận tụy, đến chết mới thôi”
Đây là câu nói của Gia Cát Lượng biểu hiện tâm tình rõ nhất của ông với Thục đế Lưu Bị và Thục chủ lúc bấy giờ là Lưu Thiện khi sáu lần ra Kỳ Sơn đánh Ngụy nhưng không thể thay đổi được mệnh trời vào lúc cuối đời. Nó cũng đã trở thành một câu nói ngoài cửa miệng của người thời nay.
4. “Trời đã sinh ra Du, sao còn sinh ra Lượng”
Đây là câu nói mà Chu Du – đô đốc của nhà Ngô đã thốt lên từ tận đáy lòng mình trước khi qua đời, câu nói cho thấy sự phẫn uất lên đến tận cùng của Chu Du với Gia Cát Lượng. Câu nói này quá tự ti, tôn vinh chí khí của Gia Cát Lượng mà hạ bệ uy phong của chính mình. Tuy là một người vô cùng tài giỏi và chỉ đứng sau Tôn Quyền tại Giang Đông nhưng Chu Du luôn luôn tỏ ra đố kị với tài năng và trí thông minh của Khổng Minh để rồi cuối cùng chết trong phẫn uất. Do đó trong Tam Quốc diễn nghĩa, Chu Du là đại danh từ tượng trưng cho lòng dạ hẹp hòi, không chịu thua ai.
5. “Khắp người Tử Long đều là gan”
Đây là câu nói mà Lưu Bị đã dành cho vị chiến tướng của mình là Thường Sơn Triệu Tử Long. Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Triệu Vân không phải là đối tượng được tác giả chú trọng miêu tả nhưng vì mỗi lần ông ra trận đều là tư thế hiên ngang hùng dũng, đánh đâu thắng đó, có thể được một câu khẳng định của chủ nhân như vậy, tất nhiên là vui mừng đến nỗi không còn biết trời đất gì nữa. Và đương nhiên những người đọc Tam Quốc sẽ không thể nào quên hình tượng dũng mãnh của Triệu Vân một mình xông pha giữa trăm vạn quân Tào liều mình cứu Ấu chúa.
6. “Phục Long, Phượng Sồ được một trong hai, ắt được thiên hạ”.
Đây là câu nói của Tư Mã Huy khi Lưu Bị hỏi ông xem ai có thể giúp mình bình được thiên hạ. Ông vô cùng coi trọng Gia Cát Lượng và Bàng Thống và từng ví Gia Cát Lượng với Khương Thượng, Trương Lương vậy nên những lời này từ miệng ông nói ra cũng không có gì là lạ. Cả hai đều là bậc kỳ tài trong thiên hạ, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, do đó những lời này cũng không phải là nói quá chút nào. Tuy nhiên điều kỳ lạ là dù sau này Lưu Bị đều có được hai người này nhưng lại không thể bình định được thiên hạ. Đó là chủ để gây tranh cãi rất nhiều về sau này.
7. “Việc trong không ổn hỏi Trương Chiêu, việc ngoài không ổn hỏi Chu Du”
Đây là lời trăn trối của Tôn Sách trước lúc lâm trung cho người em ruột của mình hay Ngô Vương sau này Tôn Quyền. Tôn Quyền đảm nhận trọng trách lớn cai quản một vùng Giang Đông rộng lớn khi mới 17 tuổi.
Tôn Sách khi nắm quyền thường bị cho là “sách lược thì thiếu, khí phách có thừa” nghĩa là đấu võ rất giỏi nhưng mưu mẹo thì lại không có. Không ngờ rằng ông lại vẫn có tài nhìn người như vậy. Ý nghĩa câu nói của Tôn Sách đó là những việc khó mà em không quyết được, nếu là nội trong nhà thì hỏi Trương Chiêu con nếu là việc ngoài binh đao thì phải hỏi Chu Du. Và sự thật đã được chứng minh khi Trương Chiêu đã giúp đỡ cho Tôn Quyền rất nhiều trong việc cai quản Giang Đông còn Chu Du đã giúp cho nhà Ngô đánh bại quân Ngụy của Tào Tháo với trận Xích Bích nổi tiếng thiên hạ.
8. “Sinh con thì phải được như Tôn Trọng Mưu”
Thật khó tin khi câu nói này lại được phát ra từ miệng của Tào Tháo. Câu nói này hàm ý khen con trai của Tôn Kiên là Tôn Quyền (Tôn Trọng Mưu). Thực tế đã chứng mình khả năng nhìn người rất tài ba của Tào Tháo khi Tôn Quyền sau này dù lên ngôi khi còn rất trẻ nhưng vẫn đứng vững trước các thế lực và trở thành đối trọng lớn nhất với Tào Tháo và Lưu Bị.
9. “Anh hùng trong thiên hạ, chỉ có sứ quân và Tháo thôi”
Đây là câu nói kinh điển của Tào Tháo khi cùng Lưu Bị uống rượu luận anh hùng. Người đời sau cho rằng, trong tất cả những lời mà Tào Tháo từng nói qua, câu nói này là sâu sắc nhất. Khó trách Lưu Bị sợ đến nỗi làm rơi cả muỗng cũng may đúng lúc có tiếng sấm trên trời nên Lưu Bị mới có thể che giấu được mưu đồ của mình và khiến cho Tào Tháo không còn e ngại Lưu Bị nữa.
10. “Quan giỏi thời thịnh thế, gian hùng thời loạn lạc”
Câu nói này không chỉ là định ra tính cách một đời cho Tào Tháo mà cũng nói ra năng lực của ông, trong thời thịnh thế, ông là quan thần trị quốc an bang còn trong thời loạn lạc thì là thủ lĩnh quân sự độc bá một phương. Một điều khác cũng khiến cho Tào Tháo vui mừng ra mặt khi nghe được câu nói này là vì ông không muốn đăng cơ xưng đế, để rồi trở thành kẻ bị người đời phỉ báng như Đổng Trác.
11. “Ta thà phụ người chứ quyết không để người phụ ta”
Câu nói cuối cùng để khép lại 11 câu nói bất hủ của các anh hùng kiệt xuất trong Tam Quốc mà mình muốn nhắc đến ở đây chính là câu nói này của Tào Tháo. Câu nói này được Tào Thào nói với Trần Cung khi Trần Cung hỏi Tào A Man tại sao lại giết cả Lã Bá Sa mặc dù biết được gia đình ông ta không hề có ý định hãm hại mình mà trái lại còn bày tiệc chiêu đãi. Nó thể hiện bản chất man trá, lạnh lùng đến đáng sợ của Tào Tháo. Tuy câu nói này bị người đời đánh giá có phần tiêu cực nhưng có nhiều ý kiến lại cho rằng, nó rất đúng với thời thế loạn lạc lúc bấy giờ và trở thành quan điểm sống của rất nhiều người bây giờ. Quan điểm này của Tào Tháo hoàn toàn trái ngược với Lưu Bị khi ông luôn tâm niệm rằng “Thà người thiên hạ phụ ta chứ ta quyết không phụ người trong thiên hạ”.
LIKE và SHARE nếu bạn thấy bài viết hữu ích!
Subscribe tại đây để đọc những bài viết hay khác các bạn nhé!
Sưu tầm và biên soạn: Huy Phương
Bạn đang xem bài viết Bộ Bộ Kinh Tâm – Đồng Hoa trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!