Cập nhật thông tin chi tiết về Bi – Trí – Dũng Trong Cuộc Sống mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhằm góp phần thêm sáng tỏ Bi Trí Dũng trong cuộc sống để độc giả nhận biết phần nào tính thiết thực của Bi Trí Dũng. Có thể nói, Bi Trí Dũng là bản hoài của mười phương chư Phật, của Phật giáo, của GĐPT Việt Nam (châm ngôn).
Duyên khởi: Trước khi dẫn chứng những hiện thực của Bi Trí Dũng, hãy thử nhận xét duyên nhân GĐPT lấy Bi Trí Dũng làm châm ngôn. Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, người dân Việt bừng tỉnh sau cơn mê của liều thuốc Bắc thuộc và Tây thuộc: phong trào Cần Vương, Văn Thân, Duy Tân, Đông Du, Bác Hồ tìm đường cứu nước, Cách mạng văn hóa, Tự lực Văn đoàn, v.v… Những nhà uyên thâm Phật học thì vận dụng giáo lý Phật Đà vào việc giữ gìn phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Việt. Đoàn Phật học Đức Dục ra đời, (Ba) châm ngôn và (Năm) điều luật là định hướng tân tiến của Đoàn trên tinh thần kế thừa chọn lọc nhịp nhàng theo thời gian của nền tảng Tam Cang Ngũ Thường (Khổng giáo), Tam quy Ngũ giới (Phật giáo).
Châm ngôn và điều luật của GĐPT là kế thừa xuyên suốt của đoàn Phật học Đức Dục.
Đạo Phật là đạo như thật: Đức Thích Ca đã từng tuyên bố: “Hơn 45 năm thuyết pháp độ sinh, Ta chưa nói một lời nào”. Nghĩa là những gì Ngài vận dụng, mọi phương tiện (kế sách) truyền đạt đến mọi thành phần trong xã hội thời bấy giờ chỉ nhằm làm sáng tỏ chân lý cuộc đời để con người nhận biết chân lý, sống đúng chân lý, sống hợp chân lý hầu thọ hưởng an vui tự tại giải thoát trên cuộc đời và tạo nhân cho quả lai sanh. Còn những gì Ngài chứng ngộ thì ngôn từ thế gian không thể diễn đạt được. Như vậy, có thể quy kết Tam Tạng Kinh Điển Phật chỉ nhằm làm sáng tỏ chân lý. Đã là chân lý thì là của chung. Như ánh nắng mặt trời chẳng hạn, thì động, thực vật… trên trái đất này tùy nghi vận dụng để có ích cho sự tồn sinh. Giáo lý Phật cũng thế, vì mê vọng phân biệt nên ta thường nói Bi Trí Dũng là của đạo Phật, là của người Phật tử, của Văn hóa Á Đông… chứ đã là chân lý thì làm gì có sự dành riêng cho ai?!
Bi Trí Dũng trong cuộc sống.
Ví dụ 1 (Đời): Đầu thiên niên kỷ 21 tại TP. HCM có một số lão thành cách mạng, nhân sĩ lão thành, nghệ sĩ nhân dân lão thành… đồng ký tên một bản di chúc tập thể. Trong đó đại ý căn dặn khi họ chết thì bạn bè và thân bằng quyến thuộc không nên tổ chức tang lễ linh đình, không “đi viếng” bằng vòng hoa, liễn đối đắt tiền; thay vì nếu thương tưởng thì dùng tiền mua lễ phẩm đó bỏ vào một cái thùng. Tang gia dùng tiền đó giúp đỡ, hỗ trợ những bệnh nhân nghèo không có tiền chữa trị bệnh (có vị hỏa táng, có vị hiến xác cho khoa học ngành y – Báo Pháp Luật ngày 20/3/2003).
Trước tập quán “sống cái nhà thác cái mồ”, trước xu hướng “thành phố nghĩa trang”, đua đòi xây mộ tháp, vòng hoa, liễn đối cao cấp… mà những vị này thực hiện một bản di chúc như thế, theo thiển kiến của tôi, họ đã thể hiện Bi Trí Dũng.
Ví dụ 2 (Đạo): Giữa thập niên 70 của thế kỷ 20, đất nước Việt Nam đã hòa bình thống nhất, giang sơn quy về một mối. Một số Chư vị Tăng Ni, Cư Sĩ đã sáng tạo vận dụng thời cơ để PGVN được thực sự thống nhất. Tuy gặp bao chướng duyên oan trái nội tại, ngoại cảnh nhưng Đại hội thống nhất PGVN đã tiến hành, đặt nền móng cho sự tồn vong của PGVN trong thời đại mới. Nếu không hành sự trên tinh thần Bi Trí Dũng như thế thì PGVN dễ đi vào ngõ cụt.
Ví dụ 3 (GĐPT): Trước bao cố chấp cực đoan nội tại nhưng Hội nghị Huynh trưởng cấp Tấn, cấp Dũng đã tiến hành tu chỉnh nội quy GĐPT nhân kỷ niệm 50 năm danh xưng GĐPT (2001). Hội nghị đã đột phá một số nguyên tắc cố hữu để mở ra hướng đi cho GĐPT thích nghi với thời đại mới, là thể hiện tinh thần Bi Trí Dũng.
… “Dũng trong Trí Tuệ và Dũng trong Từ Bi. Dũng vượt qua bờ giác và Dũng vượt thoát rừng mê. Dũng vô úy nhẫn nhục vị tha, Dũng như Tất Đạt Đa”./.
Dương Đình Trí Cựu Huynh Trưởng GĐPT Quảng Ngãi
Châm Ngôn : Bi – Trí – Dũng
( Tài liệu Tu học Ngành Thiếu – Bậc Hướng Thiện
do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam tu chỉnh năm 2005 – PL 2549 )
I. VĂN :
1. Nguồn gốc :
Trong Đại hội Huynh trưởng GĐPT năm 1951, BI – TRÍ – DŨNG là châm ngôn của Huynh trưởng và Đoàn sinh các ngành Thanh, Thiếu. Ngành Đồng có châm ngôn là : HOÀ – TIN – VUI.
Đến Đại hội Huynh trưởng GĐPT năm 1964, châm ngôn của tổ chức không còn phân chia theo ngành. Tất cả đều theo châm ngôn BI – TRÍ – DŨNG.
2. Ý nghĩa:
BI là sự rung động trước nỗi khổ của người khác. Đức Phật là người đã thành tựu đầy đủ công đức, đem vui, cứu khổ cho chúng sanh. Ngài đã từ bỏ hạnh phúc thế gian để tìm ra đạo giải thoát. Ngài đã từng chịu đựng nhiều gian lao, khổ ải mà không bao giờ thoái thác, lùi bước. Như vậy trong BI phải có TRÍ, có DŨNG. Người Phật tử sống theo châm ngôn BI không thể thản nhiên trước nỗi khổ của người khác, kể cả loài vật.
TRÍ là sự sáng suốt, hiểu chính xác mọi nguyên lý trong vũ trụ, nhận rõ được chân lý và sự thật, biết cách và có thể dứt trừ mọi khổ não. Người Phật tử không cam tâm chịu ngu dốt, u mê mà phải tìm tòi học hỏi đúng chánh pháp và chân lý.
DŨNG là sự can đảm, tinh tấn, không yếu đuối, sợ sệt, không ngại khó, giải đải. Người Phật tử phải luôn kiên trì để thắng mọi thử thách, vượt qua bao chướng ngại để tiến đến giác ngộ.
Tóm lại, đem cả cuộc đời làm mọi việc lành cho chúng sanh là BI. Dốc lòng tu tập đạo giải thoát và giúp đỡ, khai sáng cho mọi người cùng học hỏi như mình, tuỳ thời cơ mà áp dụng phương pháp diệt khổ gọi là TRÍ. Nêu cao tinh thần thực hành các pháp đối trị dục lạc, vọng tưởng, vững bước trên đường tu tập giác ngộ chính là DŨNG.
II. TƯ :
Châm ngôn là lời nói ngắn gọn, hay, có thể làm kim chỉ hướng cho hành động của mình trong cuộc sống để đạt đến an vui, hạnh phúc.
BI – TRÍ – DŨNG có sẵn trong tự tánh của mỗi chúng ta. Thực hành BI – TRÍ – DŨNG là lên đường về nguồn, là khởi điểm mà cũng là hành trang của đạo diệt khổ, không phân biệt sang hèn, tuổi tác, giới tính.
Thực hành BI – TRÍ – DŨNG trên mọi lãnh vực trong cuộc sống là cải chuyển nghiệp quả, gây tạo nghiệp lành tức là góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo.
Xem BI – TRÍ – DŨNG như ngọn đuốc soi đường, như kim chỉ hướng cho thuyền đời thì hành trình đến bờ giác ngộ sẽ được rút ngắn và chắc chắn sẽ đến đích.
III. TU :
Em yêu thương tất cả mọi người, mọi loài và sẵn sàng chia sẻ những khổ đau của người khác.
Em cố gắng trau giồi kiến thức, học hỏi giáo lí Phật dạy, thực hành giữ giới để phát sáng trí tuệ.
Tinh tấn tu tập, luôn hành thiện pháp, giữ vững ý chí để thực hành cho được chí nguyện phụng sự đạo pháp.
IV. CÂU HỎI :
Châm ngôn là gì ? Trước 1964, Châm ngôn GĐPT như thế nào ? Từ năm 1964 đến nay, Châm ngôn của GĐPT gồm những gì ?
Em hiểu thế nào là BI – TRÍ – DŨNG ?
Hãy cho biết mối quan hệ giữa BI – TRÍ – DŨNG?
Châm Ngôn Sống: Bi Kịch Của Đời Người
“Cuộc đời là một bi kịch mà ở đó ta già đi quá nhanh, trong khi trở nên khôn ngoan khi đã quá trễ.”
Ngài Benjamin Franklin
Ắt hẳn trong quãng thời gian sống của mỗi độc giả, ít nhất chúng ta đã từng một lần muốn quay trở lại quá khứ, với bộ óc đã được trang bị sự tinh khôn mà dòng đời đã giày xéo ta nhiều lần: ” Nếu ta biết điều này sớm hơn một chút, ta có thể đã làm cuộc sống ta được tốt hơn bội phần”. “Nếu ta chịu lắng nghe những bài học từ những thế hệ đi trước, ta đã không mắc sai lầm nghiêm trọng như thế” …
Cái thói này thoạt nhìn thường chỉ hay gặp ở những ông thuộc hạng gay gắt, cay đắng về cuộc đời. Ấy vậy mà ngay cả bậc thông thái nhất như ngài Ben Franklin, cũng phải ngậm ngùi như vậy. Mỗi lần đọc những câu châm ngôn về cuộc sống của Franklin, chúng tôi thấy ở đó không chỉ thoáng sự hài hước – châm biếm, hay sự thông thái; mà ở đó tự nhiên ta cảm thấy còn có một cơn “gió lạnh suy tư” nào đó thổi qua dòng suy nghĩ của mình…
Như vậy, qua câu văn trên, có phải rằng ngài Franklin muốn ta cay nghiệt về cuộc đời hay không?
(1) Chấp nhận quy luật tự nhiên của cuộc đời.
Như ngài Dale Carnegie đã dạy ta nhiều lần trong quyển Quẳng gánh lo đi mà vui sống, 1948, ta càng cay nghiệt về quá khứ, ta càng tự hại chính bản thân mình. Quá khứ thực đã chết rồi, điều quan trọng là ta đã có sự tinh khôn cần thiết ở thời điểm hiện tại – và nhất thiết ta cần phải tập trung vào việc cải thiện khoảng thời gian còn lại.
Con người ta thường có xu hướng tập trung vào những chiếc lỗ khiến con thuyền đắm thay vì cố gắng lấp lấy nó để cứu con thuyền. Ngài Munger cũng có một châm ngôn tuyệt vời về vấn đề này: “Cách duy nhất để bạn không khiến mình rơi vào một cái hố chính là hãy dừng đào nó sâu thêm!” Hãy tập trung vào những bước để ta cải thiện tình thế và khiến khoảng thời gian còn lại trở nên hạnh phúc và tuyệt vời.
(2) Hãy trở nên thông thái hơn càng sớm càng tốt
Con người chúng ta hay coi thường những tấm gương sai lầm và tập trung vào những người thành công nhiều hơn. Họ bỏ qua những quyển sách quý, những bài học đã đúc kết từ cả cuộc đời của một tác giả… Gần đây chúng tôi đọc được một đoạn khá hay của ông Nicholas Taleb trong quyển Thiên Nga Đen, ông nói rằng những vị học giả thông thái nhất không phải là người tự hào về những quyển sách mình đã đọc đầy trên kệ. Mà ngạc nhiên thay, họ lại luôn tập trung vào những kiến thức mà họ còn thiếu sót – những quyển mà họ chưa có thời gian đọc tới (!)
Một trong những tiếc nuối của chúng tôi đó chính là không dành nhiều thời gian cho sách khi còn ở thưở niên thiếu. Nhìn lại tiểu sử của ngài Franklin hay Buffett – khi hai ông mới 16 tuổi đã học non hơn trăm quyển – mới thấy tự xấu hổ vô cùng! Không có cách nào để ta trở nên thông thái lên nhanh bằng việc học hỏi qua những quyển sách quý và những bài học sai lầm từ người khác.
Ngẫm lại về chuyện này, chúng tôi nhớ đến hai câu châm ngôn của ngài Munger ( “Chúng tôi trở nên thông thái bởi vì chúng tôi học lấy những chỗ mà chúng tôi sẽ bị chôn và cố gắng tránh nó bằng mọi giá!”) và ngài Jack Ma ( “Đừng học những tấm gương những thành công. Có rất nhiều yếu tố, trong đó có may mắn, để ta thấy rằng chỉ có 1 người thành công vỏn vẹn trên 1,000 người bình thường khác. Hãy cố gắng học nhiều nhất những sai lầm và thất bại để bạn biết cách tránh nó hoặc đối phó khi nó bất ngờ xảy ra với bạn!”)
(3) Thực hiện ngay ước mơ của mình vì cuộc đời rất ngắn
Lời cuối, với sự thật rằng ta sẽ trở nên già đi nhanh chóng, nếu chúng ta có ước mơ hoặc có cơ hội để giúp đỡ người khác, hãy thực hiện ngay đi! Ta có thể sai lầm, hoặc thất bại, nhưng ít nhất ta đã có cố gắng và khi ta trở nên già đi, ta vẫn không hề hối hận về những tháng ngày đã trôi qua một cách đầy hữu ích.
Không ai có thể hoàn hảo – vừa trẻ tuổi và vừa thông thái được, điều quan trọng là ta tiến bộ hơn mỗi ngày, và khi nhìn đến mục tiêu và ước mơ, ta ngày càng tiến gần hơn. Như vậy là ta đã hạnh phúc rồi!
Quý độc giả nghĩ như thế nào về câu châm ngôn bất hủ này của ngài Franklin? Chúng tôi rất vui khi được nghe chia sẻ của quý độc giả…
Saigon, 01.11.2018, Filologos
View all posts
Lời Phật Dạy Về Từ Bi Và Sự Sống Muôn Loài
Buổi sáng chim hót, nhiều nông phu ra đồng làm việc cày bừa. Dòng sông Rohini ít nước chảy, hai bên là những cánh ruộng mênh mông. Nhiều người dân xứ Koliya hối hả đào, đắp, tát nước về ruộng của mình.
Chợt từ bên kia bờ sông, một nhóm nông dân la lên: “Sao các người xứ Koliya lại giành tát hết nước của Sakiya chúng tôi. Các người là quân ăn cướp. Hết nước rồi ruộng Sakiya sẽ khô cằn chết hết, Sakiya sẽ chết đói. Các người ác độc…”
Các nông phu Koliya cũng la hét đáp lại: “Này các người xứ Sakiya, từ lâu ta nhịn thua các người vì vua Sudhodana (Tịnh phạn) còn sống, nay vua Sudhodana chết rồi thì đừng hòng. Nước sông này là của chúng tôi, chúng tôi có quyền tát lấy nước về ruộng của Koliya. Các người có dám giành không, chúng tôi đập cho chết hết…”
Chợt có tiếng Phật vang trên hư không: “Này các người của Sakiya và Koliya, hãy dừng tay lại. Trong mọi dòng chảy thì dòng máu là quý nhất, vì vậy hãy sáng suốt đừng đổ máu để giành lấy nước. Các người giành nước để có ruộng lúa tốt tươi nuôi sống bản thân mình, để cho máu tiếp tục chảy trong thân của mình. Bây giờ thật là vô lý khi các người bỏ máu đi để giành lấy nước. Trong việc làm ác của đôi tay thì việc đưa tay ra giết người là ác độc nhất, trong việc làm thiện của đôi tay thì đưa tay ra làm nên miếng ăn cho con người là hiền thiện nhất. Vì vậy các người đừng dùng đôi tay để giết nhau, mà hãy dùng đôi tay để cày cấy ruộng đồng.
Vì nghiệp của con người bất đồng nên thời tiết thất thường khi mưa, khi hạn. Nếu các người biết khởi Tâm Từ Bi thì trời sẽ mưa thuận gió hoà, nước sông sẽ dâng cao, ruộng đồng sẽ xanh tốt…”
Một buổi chiều ở tinh xá, mọi người kéo nhau đến rất đông để nghe Đức Phật thuyết bài pháp về pháp môn tu tập quán từ bi. Đức Phật dạy: “Khi một Tỳ Kheo ngồi an trú trong Chánh Niệm, Tỳ Kheo ấy trải lòng từ mẫn thương yêu tất cả chúng sinh khắp các phương hướng, từ phương trước mặt, sau lưng, hai bên, trên và dưới. Tỳ Kheo ấy nguyện lòng yêu thương tất cả từ người quen biết cho đến chưa quen, từ loài người cho đến cầm thú, từ kẻ thân thiết đến người sơ bạc. Thậm chí vị Tỳ Kheo ấy yêu thương được cả những chúng sinh đã từng có oan trái hãm hại mình. Như vậy vị Tỳ Kheo ấy làm cho sung mãn, làm cho tràn đầy, làm cho vô hạn tâm từ bi đến vô biên vô lượng. Lòng từ bi của vị Tỳ Kheo ấy như là cỗ xe to lớn chuyên chở vàng bạc châu báu, như là căn cứ địa bảo vệ kinh thành trước quân thù, như là biển cả dung chứa các loài thuỷ tộc”.
Sau bài pháp, nhiều vị Tỳ Kheo và cư sĩ chứng được từ Thánh quả Tu Đà Hoàn đến Thánh quả A La Hán.
Đêm đó, trời mây đen kéo về mù mịt, rồi mưa như trút nước, sấm sét ầm ĩ trên bầu trời. Người dân bất chấp trời tối, kéo ra đường nhảy múa hò reo. Sáng hôm sau tất cả các đồng ruộng ngập tràn nước. Sông Rohini chảy cuồn cuộn, nước dâng cao.
(Trích Bộ truyện tranh “Đỉnh núi tuyết”, Tập 17 – Biên soạn: Thượng tọa Thích Chân Quang.)
Bạn đang xem bài viết Bi – Trí – Dũng Trong Cuộc Sống trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!