Xem Nhiều 3/2023 #️ Ẩm Thực Hà Nội Qua Ca Dao, Tục Ngữ # Top 6 Trend | Boxxyno.com

Xem Nhiều 3/2023 # Ẩm Thực Hà Nội Qua Ca Dao, Tục Ngữ # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Ẩm Thực Hà Nội Qua Ca Dao, Tục Ngữ mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ẩm thực Hà Nội qua ca dao, tục ngữ

Chính vì thế cái “thú ăn”, “thú uống” của người Hà Nội đã được nhiều tác giả nghiên cứu và khảo tả như: Thạch Lam sáng danh cùng “Hà Nội băm sau phố phương”; Vũ Bằng tinh hoa với “Miếng ngon Hà Nội”; Nguyễn Thị Bảy nhuần nhụy với “Ẩm thực dân gian Hà Nội”… đó là những tác phẩm được thể hiện đầy đủ và đậm nét trong Tuyển tập tác phẩm về văn hóa ẩm thực Thăng Long – Hà Nội do chúng tôi Phạm Quang Long, Bùi Việt Thắng tuyển chọn và giới thiệu.

Hà Nội là một trung tâm kinh tế, chính trị xã hội của cả nước. Là nơi hội tụ tinh hoa của bốn phương đất nước, được đất trời ưu ái nên mọi của ngon vật lạ đều tích tụ lại nơi đây. Chính vì vậy nhân dân ta xưa có câu ngạn ngữ:

Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến

Bánh cuốn Thanh Trì là món ăn nổi tiếng của người Hà Nội, là đặc sản của phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Bánh được làm từ gạo gié cánh, tám thơm, tráng mỏng như tờ giấy. Để nhấn mạnh hương vị của bánh cuốn ca dao có câu:

Thanh trì có bánh cuốn ngon

Ăn vào mát ruột mắn con chồng chiều

Cứ mỗi độ thu về Hà Nội lại nồng nàn hương cốm. Từ lâu cốm là loại quà đặc trưng của Hà Nội và được đông đảo người dân Thủ đô yêu thích. Cốm mang trong mình hương vị riêng của Hà Nội, nên để thưởng thức cốm cũng phải thật tinh tế. Những câu hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về mùa thu đặc trưng của Hà Nội với hương cốm: “Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội mùa hoa sữa về thơm từng cơn gió. Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ. Cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua…”. Hương cốm vẫn nồng nàn vấn vương, và chỉ ăn một lần là nhớ mãi:

Cốm Vòng thơm mãi bàn tay

Đi xa Hà Nội nhớ ngày cốm thơm

Làng Ước Lễ, xã Tần Ước, huyện Thanh Oai, Hà Tây có nghề làm giò chả nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc và cả nước ngoài. Người Hà Nội rất mê “Giò chả Ước Lễ” món ăn không thể thiếu trong các mâm cỗ ngày giỗ, ngày tết, ngày cưới.

Muốn ăn cơm tám với giò

Cùng anh xuống phố sang đò biên cương

Hay:

Sơn Tây đất đá ong khô

Ăn cơm thì ít ăn ngô thì nhiều

Tiếng ai như tiếng xứ Đoài

Ăn cơm thì ít, ăn khoai thì nhiều

Ngoài những món ăn nổi tiếng trong mảnh đất ngàn năm này còn mang trong mình nhiều sản vật tưởng trừng như rất mộc mạc thân quen và đời thường nhưng cũng mang đậm hương sắc thôn quê.

 Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm Sét

Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm, cá rô đầm Sét, sâm cầm hồ Tây.

Ổi Định Công, nhãn lồng làng Quang, vàng làng Tó, kéo vó Xóm Văn

Ớt Định công, nhãn lồng làng Quang, vàng làng Sét.

Bằng vải, Bằng dưa, Linh cua, Tứ bún

Rau cải làng Tiếu chấm nước điếu cũng ngon

Cam canh, hồng Diến, cốm Vòng

Bán mít chợ Đông, bán hồng chợ Tây, bán mây chợ Huyện, bán quyến chợ Đào

Diêm quả đào, thuốc lào làng Nhót

Lĩnh Bưởi, lụa La, thêu hoa Ngũ Xã

Cỗ Dương Đanh, hành làng Nội, hội làng Lam, tàn làng Quán, hương án làng Đề.

Những câu ca dao nhẹ nhàng bay bổng thấm đậm tình sắc hương quê đã lột tả được những thi vị của cuộc sống của mảnh đất kinh kỳ đã mang trong mình nghìn năm tuổi. Những câu ca dao, tục ngữ này sẽ được truyền đời cho nhiều thế hệ về sau, nối tiếp truyền thống cha ông xây dựng thủ đô Hà Nội không chỉ phát triển giàu đẹp về kinh tế – xã hội mà còn là mảnh đất giàu văn hóa truyền thống.

Ẩm thực và văn hóa ẩm thực không những đi vào cuộc sống của con người mà còn ở trong các chất liệu dân gian như ca dao, tục ngữ  hay thi ca của những thi sĩ tài hoa. Suy cho cùng ẩm thực cũng xuất phát từ tâm tư tình cảm và một phần máu thịt của con người, cũng giống như ca dao tục ngữ vậy. Với quá khứ, hiện tại và tương lai, ca dao, tục ngữ và văn hóa ẩm thực Hà Nội sẽ mãi mãi trường tồn trong lòng dân tộc. Qua cuốn sách này, những nét độc đáo trong ẩm thực Thăng Long – Hà Nội sẽ được gìn giữ và phát huy, là niềm tự hào của người Hà Nội. Nhìn về ngàn năm trước và hướng về ngàn năm sau.

Đặng Tình

Nhà xuất bản Hà Nội

Ẩm Thực Xa Xưa Qua Ca Dao Tục Ngữ

Một năm có 12 tháng, theo kinh nghiệm dân gian thì tháng 10 (âm lịch) là tháng mà các sản phẩm nông nghiệp đạt tỷ lệ hàm lượng vitamin cao, ngon, béo, chất lượng cao nhất. Ví dụ như: Bầu tháng chín, bín tháng mười (bín: bí đao); Tháng sáu gọi cấy rào rào

Việc lựa chọn bộ phận ngon để thưởng thức không chỉ được thực hiện ở các con vật nuôi mà còn cả ở các loại rau quả trong bữa ăn hàng ngày như : Cần ăn cuống, muống ăn lá; Chuối hàng sau, cau hàng trước; Ăn dứa đằng đít, ăn mít đằng đầu… Từ xưa đến nay, việc lựa chọn vật phẩm phục vụ cho việc ăn uống của các bà nội trợ còn được dựa vào đặc điểm riêng, tính chất của sự vật bằng thị giác, vị giác và xúc giác để phân biệt, lựa chọn vật phẩm cho vừa ý và đảm bảo chất lượng như: Béo như chim ra ràng; Chắc như cua gạch; Ngọt như đường, cay như ớt, đắng như mật công…

Chẳng hạn sự kết hợp giữa các gia vị vào các món ăn cũng được tính toán hợp lý như: thịt mỡ đi với dưa hành, củ kiệu; lòng, trứng vịt lộn, cá trê, ốc, thịt vịt (hàn) phải ăn với húng, tía tô, gừng, rau răm, muối tiêu, nước mắm gừng (nhiệt); nước dừa thêm muối, ốc hấp lá gừng: ốc, lá gừng… Ngoài khía cạnh âm dương, người Việt Nam còn biết cấu tạo món ăn thức uống một cách hài hoà theo ngũ hành trong việc dung hoà các vị cay (kim), chua (mộc), mặn (thuỷ), đắng (hoả), ngọt (thổ) như : Trâu tỏi, bò gừng; Lanh chanh như hành không muối; Ăn gỏi cá mè không lá mơ.

Các thức ăn với cơm thường là những thứ thanh đạm, bình dị như quả cà, bát mắm hay con tép con tôm, …Ví dụ như: Cơm cà là gia bản; Cơm với cá như mạ với con… Và rau là một món ăn không thể thiếu trong bữa cơm của người Việt, có cơm là có rau: Cơm phải rau, đau phải thuốc; “Ăn cơm không rau như nhà giàu chết không có kèn trống” vv và vv…

Vì thế vật dụng nhà bếp “con dao sắc” sẽ làm cho món ăn ngon hơn, miếng chặt, thái, bày biện trông sẽ đẹp mắt hơn. Ví dụ: Thịt nạc dao pha, xương xẩu rìu búa; Thịt mỡ dao bầu hoặc Cau già dao sắc lại non… Bảo quản đồ ăn thức uống cũng là khâu rất quan trọng để giữ món ăn được tươi lâu, giữ được hàm lượng dinh dưỡng : “Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư; “Bánh giầy phải đậy bằng nong, bài học vỡ lòng đã rệt hai chân”. Bất cứ việc gì có chừng mực thì đều mang lại hiệu quả cao, ăn uống cũng vậy, không nên ăn uống quá nhiều. Miếng ăn chỉ ngon khi ăn đúng mức, nếu ăn quá sẽ không còn cảm giác ngon nữa. Ví như: Ăn lấy thơm lấy tho chứ không ai ăn lấy no lấy béo… Nếu ăn quá độ sẽ mang hại vào thân: Ngon mồm ôm bụng.

Tất cả những tri thức dân gian truyền thống mà ông cha ta đã đúc rút đều thể hiện sự thích ứng, hòa hợp giữa con người với tự nhiên và vạn vật xung quanh. Nó được phản ánh trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ của người nông dân với sinh hoạt hàng ngày và lao động sản xuất.

Thơ, Ca Dao Tục Ngữ Về Hà Nội

Thơ, ca dao tục ngữ về Hà Nội

Thăng Long Hà Nội đô thành Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ Cố đô rồi lại tân đô Ngàn năm văn vật bây giờ là đây.

*

Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

*

Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

*

Ai qua phố Nhổn, phố La Dừng chân ăn miếng chả pha thơm giòn

*

Gắng công kén hộ cốm Vòng Kén chồng Bạch Hạc cho lòng ai vui.

*

Nhác trông lên chốn kinh đô Kìa đền Quán Thánh, nọ hồ Hoàn Gươm.

*

Làng tôi có lũy tre xanh Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng Bên bờ vải nhãn hai hàng Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.

*

Đường về xứ bắc xa xa Có về Hà Nội với ta thì về Đường thủy thì tiện thuyền bè Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang

*

Bao giờ lấp ngã ba Chanh Để ta gánh đá xây thành Cổ Loa.

*

Thanh Trì có bánh cuốn ngon Có gò Ngũ Nhạc, có con sông Hồng Thanh Trì cảnh đẹp người đông Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.

*

Sông Tô nước chảy trong ngần Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa Thon thon hai mũi chèo hoa Lướt đi lướt lại như là bướm bay.

*

The La, lĩnh Bưởi, sồi Phùng Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên.

*

Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm Cá rô đầm Sét, sâm cầm hồ Tây

*

Ổi Quảng Bá, cá hồ Tây Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người.

*

Lụa này là lụa Cổ Đô Chính tông lụa cống các cô ưa dùng.

*

Ai về đến huyện Đông Anh Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục Vương Cổ Loa hình ốc khác thường Trải bao năm tháng, nẻo đường còn đây.

*

Nhong nhong ngựa Ông đã về Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa Ông ăn.

*

Rủ nhau chơi khắp Long thành Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai. Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà Quanh đi đến phố Hàng Da Trải xem phường phố thật là cũng xinh Phồn hoa thứ nhất Long Thành Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.

Nguồn: Maxreading

Nét Duyên Thầm Của Ẩm Thực Việt Qua Kho Tàng Ca Dao, Tục Ngữ

Nét duyên thầm của ẩm thực Việt qua kho tàng ca dao, tục ngữ

(Vietkings) Ca dao, tục ngữ Việt Nam phản ánh mọi bình diện trong cuộc sống hằng ngày, từ những đạo lý, lối sống, tình yêu đôi lứa… đến những văn hóa vùng miền và đặc biệt hơn nữa là trong văn hóa ẩm thực.

Ca dao tục ngữ, là tấm gương phản ánh hiện thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tục tập quán riêng. Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống dân tộc, quan hệ xã hội được phạm trù hóa theo những cách khác nhau, bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Ca dao tục ngữ không chỉ cho thấy những nét đẹp văn hóa của người, mà còn cách đối nhân xử thế.

Và trong văn hóa ẩm thực thì câu ca dao được thể hiện một cách rõ nét và xác thực, phản ảnh được những văn hóa vùng miền: từ những món ăn rất đỗi bình dị đến những đặc sản mang bản sắc hương vị quê hương.

Cà pháo, rau luộc những món ăn bình dị trong bữa cơm người Việt

Đó có thể là những ca từ trân trọng những giá trị của sự lao động.

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần

Trong ca dao thì tiếng chào không chỉ nói lên phép lịch sự của con người Việt Nam mà tiếng chào còn là cái cớ để những đôi trai gái làm quen với nhau, đó là những lời chào bắt duyên trong văn học dân gian.

Gặp nhau ăn một miếng trầu

Mai ra đường cái gặp nhau ta chào

Tiện đây ăn một miếng trầu

Hỏi thăm quê quán ở đâu chăng là

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao Chàng đi nhớ cháo làng Ghề. Dừng chân nếm thử vị tương Nam Đàn. Hình ảnh bát nước chè xanh gần gũi, bình dị đối với người dân nơi đây.

Muốn ăn bánh ít lá gai

Chè ngon nước chát xin mời

Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi

Dải đất Bình định với bánh ít lá gai, rượu bầu đá

Hay

Rượu ngon Bầu Đá mê li

Gặp nem chợ Huyện bỏ đi sao đành.

Bậu ra bậu lấy ông câu

Bậu câu cá bống chặt đầu kho tiêu

Kho tiêu, kho ớt, kho hành.

Món cá kho tiêu của miền Nam, rất bình dân, chế biến không cầu kỳ nhưng chất chứa biết bao những nét đẹp ẩm thực Việt.

Kho ba lượng thịt để dành mà ăn. . .

Điên điển mà đem muối chua Ăn cặp cá nướng đến vua cũng thèm!!

Con gà cục tác lá chanh

Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôiCon chó khóc đứng khóc ngồi:Mẹ ơi, đi chợ mua tôi đồng riềngCon trâu nhìn ngả nhìn nghiêngXin đừng mua riềng, mua tỏi cho tôi

Điên điển muối chua – món ngon của miền Tây sông nước

+ Khi kết hợp chế biến

Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể; Tháng năm cá mòi, tháng mười cá nục…

Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon

Cơm trắng ăn và chả chim

Chồng đẹp vợ đẹp những nhìn mà no”

Đã từ lâu ông cha ta đã dùng những hình ảnh trong ăn uống, vốn rất bình dị để dạy con cháu về những công ơn nuôi dạy của thế hệ đi trước, hay những kinh nghiệm trong cuộc sống mà bao đời nay luôn được người Việt truyền dạy và khắc cốt ghi tâm.

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Có thể nói văn hóa ẩm thực không những đi vào cuộc sống hằng ngày của con người mà còn đi vào trong chất liệu dân gian như ca dao, tục ngữ. Chính nét duyên thầm của ẩm thực đã làm cho kho tàng văn học dân gian thêm phong phú và đa dạng hơn, đồng thời tô điểm cho nền văn hóa Việt Nam thêm đậm đà bản sắc dân tộc.

Thủy Nguyễn – Kyluc.vn

Bạn đang xem bài viết Ẩm Thực Hà Nội Qua Ca Dao, Tục Ngữ trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!