Xem Nhiều 3/2023 #️ 15 Cách Giao Tiếp Với Khách Hàng Mà Nhân Viên Kinh Doanh Cần Biết # Top 3 Trend | Boxxyno.com

Xem Nhiều 3/2023 # 15 Cách Giao Tiếp Với Khách Hàng Mà Nhân Viên Kinh Doanh Cần Biết # Top 3 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 15 Cách Giao Tiếp Với Khách Hàng Mà Nhân Viên Kinh Doanh Cần Biết mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

“Khách hàng là thượng đế” là câu cửa miệng quen thuộc mà có lẽ bất kỳ nhân viên kinh doanh hoặc người bán hàng nào cũng biết. Nhưng làm thế nào để tiếp cận và cách giao tiếp với khách hàng như thế nào hiệu quả ngay từ ấn tượng đầu tiên?

1. Hãy cho khách hàng biết họ là người quan trọng

Họ biết rằng công ty bạn có rất nhiều khách hàng khác nhau nhưng họ chỉ thực sự yêu quí nó nếu bạn khiến họ cảm thấy mình thực sự quan trọng với bạn. Hỏi khách hàng về những lời khuyên khách hàng nào cũng có sẵn những ý kiến cá nhân về cung cách làm việc của bạn và công ty bạn, và nếu họ được hỏi vào thời điểm thích hợp theo những cách thích hợp, đồng thời họ cảm thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến câu trả lời, khách hàng sẽ đưa cho bạn lời khuyên đó.

Cách giao tiếp với khách hàng hiệu quả, thông minh

Cách giao tiếp với khách hàng tốt nhát ở đây là không nên tỏ ra sẵn sàng tranh luận, cướp lời, khẳng định hơn thiệt với khách hàng khi xảy ra những điều phàn nàn của khách. Việc cần thiết, và là nhiệm vụ của bạn là phải lắng nghe, cảm ơn và tìm cách khắc phục thiếu sót ngay sau đó nếu có thể. Coi trọng ý kiến của khách hàng, đừng bao giờ nói họ lầm lẫn.

2.  Nghệ thuật đặt câu hỏi

Nghiên cứu thói quen của khách hàng chỉ ra rằng, 81% khách hàng từ bỏ nếu họ cảm thấy rằng đối phương không có thiện chí giúp đỡ hoặc không chú ý đến nhu cầu của khách hàng.

Ví dụ: Khách hàng muốn mua một chiếc xe tiêu tốn ít nhiên liệu và có kích cỡ nhỏ để tiện đi trong thành phố vốn đã rất chật chội, nhưng suốt buổi họ toàn được nghe người bán hàng “thao thao bất tuyệt” về những thế mạnh của chiếc xe cồng kềnh, điều này dường như đã đi sai với nhu cầu cần mua của khách hàng.

Đặt câu hỏi cũng là cách giao tiếp với khách hàng thông minh và hiểu rõ hơn nhu cầu của khác hàng.

“Em có thể giúp gì cho chị?” chứ không phải “Chị muốn gì”.

Luôn cười nói thật tâm chứ không đón khách bằng thái độ lạnh nhạt. Giải đáp đầy đủ thắc mắc, khiếu nại của họ chứ không phải làm lơ. Hãy luôn luôn phải giữ thể diện cho khách hàng. Đặc biệt, đừng bao giờ có thái độ, phân biệt đối xử với khách hàng.

Em/cháu…có thể giúp gì cho anh/chú…? Bạn muốn mang lại niềm vui cho khách hàng, chứ không phải bạn cho khách hàng một cái gì đó“. Khách hàng không muốn giao dịch với những người quan liêu, cứng nhắc, nên người phục vụ cần nhã nhặn tìm hướng giải quyết linh hoạt trong chừng mực có thể. Hãy nhớ: “đừng để khách hàng thất vọng”.

3. Giúp đỡ khách hàng nhiệt tình

Mình là con gái, xe lead của mình rất nặng và đó là lý do vì sao mình rất thích những cửa hàng nào mà có thể giúp mình dắt x era, dắt xe vào. Dù chỉ là giúp đỡ khách mang hàng ra xe hay đơn giản là mở cửa giúp người đang mang hàng nặng trên tay thì một thông điệp rõ ràng đó là bạn sẵn sàng giúp đỡ họ và ấn tượng này sẽ hằn sâu vào tâm trí khách hàng. Và tất nhiên, nó sẽ khiến họ quay trở lại với bạn vào lần sau.

4. Kiên định quan điểm

Không nên gió chiều nào che chiều ấy mà cần phải học cách nói lời của chính mình. Nhưng cũng không được phản bác quan điểm của người khác mà đề xuất các phương án giải quyết hợp lý.

Cách giao tiếp với khách hàng ngay từ lần đầu tiên gặp mặt 

5. Nhân viên kinh doanh đừng chỉ biết nói và nói

Cần bình tĩnh nói, tránh biến cuộc nói chuyện thành cuộc thi hùng biện. Việc tranh luận với người khác cũng là điều quan trọng, tuy nhiên, bạn nên biết khi nào mình cần tranh biện, khi nào không để có thể giao tiếp tốt hơn trong kinh doanh. Bạn có thể đăng ký khóa học Kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh để nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình.

6. Hiểu rõ thông điệp của người nói

Hãy nhớ rằng những gì người khác nói và những gì chúng ta nghe có thể hoàn toàn khác nhau! mọi sự chắt lọc, giả định, phê phán cũng như tin tưởng mang màu sắc cá nhân của chúng ta có thể sẽ bóp méo những gì chúng ta nghe được. Thay vì nói ”Bạn nên làm thế này”, bạn nên sử dụng một số cách nói khác thể hiện rõ sự tôn trọng của mình, ví dụ như ”một cách khá khả thi là..” hoặc ” có một cách đã giúp tôi trong trường hợp tương tự như thế này là X. Nếu bạn nghĩ nó sẽ giúp ích được cho bạn thì tôi rất vui lòng chia sẻ với bạn điều đó”.

7. Bán những lợi ích chứ không bán đặc tính của sản phẩm

Lỗi lớn nhất mà người bán hàng phạm phải là cứ tập trung miêu tả sản phẩm và dịch vụ của mình. Trong khi việc tốt hơn nên làm là nói về những điều khiến cho sản phẩm đó trở nên quan trọng.

8. Bán cho những người có khả năng mua nhất.

Khách hàng tiềm năng tốt nhất của bạn là người rất quan tâm tới sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và có nguồn tài chính để mua nó. “Nếu bạn đang bán máy photocopy, đừng cố gắng bán nó cho những người chưa từng mua loại sản phẩm này trước đó”, lời khuyên đưa ra là “Hãy bán cho những người đã từng mua sản phẩm này hoặc những người bạn biết là có nhu cầu mua. Hãy chỉ cho họ thấy các sản phẩm của bạn tốt như thế nào”.

9. Kinh doanh là tạo sự khác biệt 

Tại sao khách hàng nên mua hàng của bạn mà không nên mua sản phẩm do đối thủ cạnh tranh với bạn chào mời? Gợi ý đó là, nên tạo ra ít nhất 3 lý do để khách hàng mua sản phẩm của bạn: Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hoạt động nhanh hơn, giá rẻ hơn và có chất lượng cao hơn.

10. Tiếp cận khách hàng trực tiếp.

11. Hướng tới lần bán hàng kế tiếp.

Gần 85% các vụ mua bán diễn ra thông qua con đường truyền miệng: “Chúng là kết quả của việc một ai đó nói với bạn bè hoặc đồng nghiệp rằng nên mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó bởi chính họ đã từng có được sự hài lòng”. Vì vậy, cần tập trung xây dựng các vụ mua bán trong tương lai với mỗi khách hàng. “Tất cả những việc bạn làm đều phải hướng tới các lần mua bán tiếp theo”. Ai mới bắt đầu bán hàng cũng sẽ có những khó khăn nhất định, nhất là việc bạn tiếp xúc với khách hàng ngay từ lần đầu tiên. Bạn có thể nâng cao hơn nữa tỷ lệ thành công trong các lần bán hàng bằng cách tìm hiểu hết mức có thể về khách hàng tiềm năng của bạn, đặc biệt tập trung tìm hiểu các nhu cầu của họ.

12. Xây dựng mối quan hệ ngay từ đầu

Cách giao tiếp với khách hàng một cách thông minh chính là hãy tìm hiểu thêm thông tin khách hàng giúp bạn có được sự gần gũi hơn khi tiếp cận khách hàng tiềm năng, thay vì bạn không biết một chút thông tin nào của họ.

13. Thăm dò sâu hơn

Nếu một khách hàng tiềm năng nói với bạn rằng: “Chúng tôi đang tìm cách tiết kiệm chi phí và gia tăng hiệu quả”, và bạn ngay lập tức nói với anh ta bằng cách nào các sản phẩm của bạn đáp ứng các yêu cầu đó, thì lời nhận xét của Richardson là: “Một người bán hàng thực sự khôn ngoan sẽ không làm như vậy”.

Cần hỏi thêm để thăm dò sâu hơn chính là cách giao tiếp với khách hàng hiệu quả và đạt được nhiều lợi ích cho cả hai. “Tôi hiểu tại sao điều đó quan trọng. Có thể cho tôi ví dụ cụ thể được không?”. Richardson gợi ý: hỏi để biết thêm thông tin và nhờ vậy bạn có thể xác định vị trí sản phẩm của bạn tốt hơn và hiểu các nhu cầu của khách hàng.

14. Học cách lắng nghe

Bạn có biết rằng, khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu như thế nào nếu những người bán hàng nói liên tục trong suốt thời gian giới thiệu sản phẩm khiến khách hàng cảm thấy nhàm chán và thường làm mất cơ hội của mình.

Do đó, bạn cần dừng lại lắng nghe ít nhất 50% số thời gian dành cho việc giới thiệu. Bạn có thể nâng cao kỹ năng lắng nghe của mình bằng cách ghi chép vắn tắt, quan sát ngôn ngữ hành động của khách, không nhảy xổ vào kết luận mà tập trung vào điều mà khách hàng đang nói.

15. Chăm sóc thường xuyên

Đừng nghĩ rằng, khách hàng mua hàng của bạn xong rồi thì là xong, nếu không được chăm sóc đúng cách, khách hàng của bạn cũng sẽ nhanh chóng bị đối thủ cạnh tranh tư vấn mà thôi. Việc cần làm của nhân viên chăm sóc khách hàng là gì?

Hãy viết thư cảm ơn, gọi điện cho khách hàng sau khi bán hàng để đảm bảo họ hài lòng và duy trì mối quan hệ trong tương lai. Đây là cách giao tiếp với khách hàng vô cùng thông minh và khiến khách hàng cảm thấy hài lòng khi tiếp xúc với bạn.  “Bạn phải ở phía trước khách hàng và luôn bày tỏ sự quan tâm cũng như trách nhiệm”, Richardson nói. “Việc theo sát khách hàng là rất tích cực”.

Kỹ Năng Giao Tiếp Chuyên Nghiệp Với Khách Hàng Trong Kinh Doanh

Tất cả chúng ta đều sử dụng kỹ năng giao tiếp hằng ngày, qua các cuộc nói chuyện với mọi người xung quanh. Vì thế việc giao tiếp trở nên quen thuộc với mỗi người. Nhưng vấn đề giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh không giống nhau. Nếu bạn có thể sử dụng những câu nói xã giao, những câu nói dí dỏm để nói chuyện với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp thì trong kinh doanh bạn không thể sử dụng ngôn ngữ giao tiếp như vậy. Vậy cần có các kỹ năng giao tiếp với khách hàng như thế nào để có cuộc đàm phán thành công, đạt kết quả như ý khi tiếp xúc với khách hàng?

Chú ý sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể là điều đầu tiên mà bạn cần cho kỹ năng giao tiếp khách hàng. Có thể vẻ bề ngoài của bạn không xinh đẹp, hấp dẫn nhưng không có nghĩa khách hàng chấp nhận một đối tác ăn mặc lôi thôi khi tới gặp mình.

Ngoài trang phục ra bạn cũng cần chú ý đến cách đi lại và biểu hiện của khuôn mặt mình… Tất cả những điều tưởng chừng như rất nhỏ đó lại là một vấn đề mấu chốt cho việc mở đầu cuộc trò chuyện được thuận lợi.

Chuẩn bị trước cho câu chuyện của bạn

Cần phân biệt rõ ràng trong giao tiếp kinh doanh và giao tiếp đời sống. Trong kinh doanh, giao tiếp cần một sự chính xác và rõ ràng, vì vậy để không làm lãng phí thời gian và có thể chủ động hơn trong cuộc trò chuyện bạn nên chuẩn bị trước cho câu chuyện của mình. Bạn hãy chuẩn bị những câu hỏi mà bạn muốn hỏi khách hàng và chuẩn bị trước những câu trả lời mà khách hàng có thể sẽ hỏi ngược lại bạn. Việc làm này sẽ giúp bạn có được tự tin hơn khi đứng trước đối tác của mình và cũng là cách làm cho đối tác đánh giá cao bạn.

Cười và chào đối tác một cách thân thiện với khách hàng

Khi gặp đối tác, bạn không nên giữ một vẻ mặt nghiêm nghị mà hãy nở một nụ cười và tiến lại gần chào họ theo cách thân thiện. Cách làm này sẽ giúp bạn lấy lại được cảm tình của đối tác và cũng là cách giúp cho việc mở đầu cuộc giao tiếp suôn sẻ. Cười là một trong những kỹ năng khi giao tiếp với khách hàng cực kỳ hiệu quả.

Sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực và chính xác

Bạn nên biết ngôn ngữ sử dụng giao tiếp trong kinh doanh cần sự chuẩn mực và chính xác. Không phải cứ nói nhiều mới thể hiện bạn là người hiểu biết hay làm chủ cuộc trò chuyện, mà bạn cần biết khi nào cần nói và khi nào không. Ngôn ngữ giao tiếp trong kinh doanh cũng  phải lịch sự và trang trọng hơn những cuộc nói chuyện bình thường khác.

Biết lắng nghe

Dù có là người làm chủ cuộc trò chuyện hay không bạn cũng cần phải biết lắng nghe đối tác của mình. Bạn không nên nói quá nhiều mà cần phải lắng nghe ý kiến của khách hàng để biết họ nghĩ gì, họ muốn gì. Điều đó không chỉ thể hiện bạn là một người lịch sự, tôn trọng đối tác mà còn giúp bạn có thêm nhiều thông tin từ phía bên kia.

Tôn trọng đối tác

Tôn trọng đối tác nghĩa là luôn đặt họ lên hàng đầu, khi trò chuyện bạn phải dành hết mọi sự tập trung cho câu chuyện và bắt đầu quan sát, lắng nghe họ. Không nên trong lúc nói chuyện với khách hàng mà mắt liên tục đảo xung quanh hoặc có những hành động, những lời nói khó nghe.

Hãy đưa ra lời khuyên đúng thời điểm

Giao tiếp trong kinh doanh đòi hỏi bạn phải là một người nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin truyền đạt từ đối tác. Vì vậy, khi đối tác của bạn nói lên suy nghĩ của mình, ý định của họ bạn hãy lắng nghe thật cẩn thận để chắc chắn rằng đã hiểu rõ những gì mà  họ muốn truyền đạt, sau đó hãy từ tốn đưa ra những lời khuyên nếu họ muốn nghe ý kiến của bạn. Đừng vội vàng đánh giá những suy nghĩ của đối phương, cho dù theo bạn đó là một ý tưởng tồi và bạn có ý tưởng hay hơn cho vấn đề đó.

Sự rõ ràng

Khách hàng sẽ không có nhiều thời gian để nghe bạn vòng vo về những điều bạn muốn nói, vì vậy cách tốt nhất là nên đi thẳng vào vấn đề chính của câu chuyện. Bởi trong kinh doanh, nếu bạn nói vòng vo bóng gió sẽ khiến cho đối tác cảm thấy khó chịu và có thể bạn sẽ đánh mất điểm trong mắt khách hàng vì điều này. Rõ ràng là cách giao tiếp tốt với khách hàng mà bất kỳ người bán hàng nào cũng phải ghi nhớ.

Kiên định quan điểm

Tôn trọng và đặt khách hàng lên trên là nguyên tắc để bạn thuyết phục họ, nhưng không có nghĩa là chấp nhận nhượng nhịn. Dù trong hoàn cảnh nào, bạn hãy kiên trì với những quan điểm của mình. Một khách hàng thông minh sẽ chọn những đối tác có chính kiến, có kiên và quan điểm chứ không bao giờ chọn đối tác dễ thay đổi vì những tác động từ bên ngoài.

Làm chủ cảm xúc khi giao tiếp với khách hàng

Cảm xúc của mỗi người đều khác nhau, nhất là đối với những người hay nói nhiều. Nhưng khi tiếp xúc với khách hàng bạn hãy luôn tự nhắc nhở bản thân mình không để cảm xúc riêng của cá nhân chi phối cuộc trò chuyện. Bởi như vậy rất dễ làm hỏng buổi nói chuyện, tệ hơn nữa họ có thể đánh giá bạn là người không lịch sự và không đáng tin tưởng để hợp tác cùng.

Rèn luyện nghệ thuật giao tiếp khách hàng trong kinh doanh không hề khó nhưng bạn đừng nên xem nhẹ nó, bởi khi nói ra điều gì đó với đối tác, khách hàng nghĩa là bạn đã có dự tính trước và điều đó rất quan trọng đối với bạn. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị thật kỹ cho cuộc giao tiếp như vậy, bởi bạn không thể nói với khách hàng về một điều gì đó xong lại nói rằng “à tôi nhầm”, đó không phải là sự thật… Điều đó sẽ khiến đối tác của bạn cảm thấy khó chịu và đẩy bạn vào thế bị động, gây ảnh hưởng đến kết quả cuộc trò chuyện của hai bên.

Bạn đang gặp phải nhiều khó khăn trong vấn đề bán hàng như không tự tin giao tiếp với khách hàng, không làm chủ được cảm xúc, hoặc rất tự tin nhưng không điều giọng nói, không biết cách truyền đạt tình cảm để thuyết phục khách hàng tốt hơn, Hoặc không biết cách xử lý từ chối của khách hàng để chốt sales hiệu quả hơn. 

Nguồn: kynang.edu.vn

Sưu tầm: Vũ Lâm – Tổ Bảo trì

9 Câu Nói Mà Người Thông Minh Không Bao Giờ Dùng Trong Giao Tiếp Hàng Ngày

Những người thông minh luôn biết các cụm từ nào cần giới hạn trong những cuộc trò chuyện thông thường bởi họ biết rằng lúc nào bản thân đang đi sai hướng. Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã từng lỡ lời nói những điều mà đôi khi diễn đạt không chính xác thứ mà bản thân đang nghĩ. Sự vô ý này có thể dễ dàng dẫn đến cảm giác khó chịu, làm cho người nghe cảm thấy không được tôn trọng.

Việc lỡ lời nói những điều không hợp lý thường xảy ra do bởi nhiều người chúng ta trò chuyện thiếu hiểu biết về sự tinh tế trong giao tiếp. Để có được các mối quan hệ tốt đòi hỏi chúng ta phải biết kỹ năng giao tiếp xã hội – tùy vào khả năng cảm nhận về cảm xúc và kinh nghiệm của mỗi người.

Trung tâm Talent Smart đã kiểm tra trí tuệ cảm xúc ( emotional intelligence – EQ) của hơn một triệu người và phát hiện ra rằng khả năng giao tiếp là một kỹ năng mà rất nhiều người đang thiếu hiện nay. Thiếu kỹ năng giao tiếp bởi khi giao tiếp chúng ta quá tập trung vào những gì mình sẽ nói tiếp theo và để ý xem câu nói của người khác ảnh hưởng đến mình như thế nào, lúc đó hoàn toàn quên đi việc chú ý đến người đối điện. Đây là một vấn đề lớn khiến mỗi người trong chúng ta đều trở nên vô cùng phức tạp. Bạn không thể hy vọng sẽ hiểu một ai cho đến khi có thể tập trung tất cả sự chú ý, lắng nghe và hiểu người đó. Cái hay của khả năng giao tiếp là chỉ cần sửa đổi một chút trong cách nói chuyện hàng ngày cũng có thể cải thiện rất nhiều cho mối quan hệ của mình với người khác.

1. “Trông bạn có vẻ mệt mỏi”

Hãy nói: ” Mọi chuyện vẫn ổn chứ?” thể hiện sự quan tâm vừa đủ. Trong các cuộc nói chuyện, nếu một người trông có vẻ mệt mỏi thì chắc người đó đang cần sự giúp đỡ. Thay vì đánh giá một ai đó, hãy hỏi thẳng. Bằng cách này, người đối diện sẽ dễ dàng mở lòng và chia sẻ. Quan trọng hơn, đối phương sẽ thấy bạn là một người thân thiết thay vì thô lỗ.

2. “Bạn luôn luôn…” hoặc “Bạn không bao giờ…”

Hãy nói: Đơn giản chỉ cần chỉ ra những điều mà người khác đã làm được. Hãy dựa vào sự thật để đưa ra kết luận. Nếu hành động này xảy ra thường xuyên, bạn có thể nói ” Bạn có vẻ làm điều này thường xuyên nhỉ” hoặc ” Bạn làm điều này thường xuyên đến mức tôi phải chú ý đến đó…“.

3. “Như tôi đã nói…”

Hãy dừng nói những câu như thế này ngay tức khắc, bởi thời gian làm chúng ta quên mọi điều. Khi bắt đầu trò chuyện bằng kiểu câu này, cảm giác như bị ai đó xúc phạm vì yêu cầu bạn lặp lại, rằng người nghe không hiểu bạn và bạn thông minh hơn tất cả những người ở đây. Việc phải lặp lại câu nói cho thấy rằng bạn đang không thoải mái chút nào và tỏ vẻ trịch thượng với những người khác.

Hãy nói: Nếu mọi người thực sự vẫn chưa hiểu ý của bạn, hãy kiên nhẫn lặp lại nó một lần nữa bằng cách dễ hiểu và sinh động hơn; đảm bảo họ sẽ nhớ những gì bạn nói. Bởi nhiều khi lỗi nằm ở cách diễn giải quá mù mờ, ngắn gọn của bạn chứ không phải tại người nghe đâu.

4. “Chúc may mắn”

Đây là một trong những câu nói tinh tế nhất bởi nó giúp người nói diễn đạt rất nhiều thứ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng với bạn bè/người thân thiết theo kiểu đùa vui; không nên dùng trong công việc hoặc với những người xa lạ. Bởi nếu bạn chúc ai đó may mắn, tức là bạn đang nghĩ: Họ cần may mắn thì mới thành công được.

Hãy nói: ” Tôi biết bạn sẽ làm được“. Câu nói này có vẻ tốt hơn câu trên, vì nó thể hiện rằng: Bạn có đủ khả năng/kỹ năng để thành công; giúp đối phương cảm thấy tự tin hơn vào bản thân. Hơn nữa, bạn sẽ gây được ấn tượng tốt với những người đơn giản hay sử dụng câu kinh điển.

5. “Tùy bạn” hoặc “Cứ làm gì bạn muốn”

Khi ai đó hỏi bạn, tức là họ cần sự giúp đỡ thật sự hoặc họ coi trọng ý kiến của bạn, vì vậy đừng thờ ơ trả lời bằng những kiểu câu thiếu tính xây dựng như ” Tùy bạn” hoặc ” Cứ làm gì bạn muốn“; kể cả khi bạn bận bịu hay chẳng muốn quan tâm.

Hãy nói: ” Thật ra, tôi cũng không có sáng kiến nào cả, nhưng theo tôi thì…“. Khi bạn đưa ra một ý kiến ( kể cả không dùng được), chứng tỏ rằng, bạn có quan tâm tới người yêu cầu.

6. “Vâng, ít nhất thì tôi chưa bao giờ…”

Câu nói này là một cách để thay đổi sự chú ý đến sai lầm của bạn bằng cách vạch ra các sai lầm trước kia của người khác.

Hãy nói: ” Tôi xin lỗi“. Dám nhận sai lầm của mình là cách tốt nhất để cuộc hội thoại trở nên hợp lý hơn, giữ bình tĩnh để có thể làm mọi việc. Thừa nhận lỗi sai là cách tuyệt vời để ngăn chặn sai lầm tiếp diễn.

7. “Wow, bạn đã giảm đi vài cân”

Mặc dù trường hợp này giống như một lời khen nhưng bên trong đó rõ ràng là một lời phê bình. Bạn đang cố gắng tạo ấn tượng mình là người biết quan tâm người khác. Tuy nhiên, cách nói với ai đó trông họ có vẻ giảm cân rồi, cho thấy rằng trước đó họ có vẻ béo hoặc không hấp dẫn. Hãy đơn giản hóa vấn đề bằng cách chỉ khen cô ấy xinh là được rồi.​

Hãy nói: ” Bạn trông thật tuyệt“. Thay vì nói những câu như bạn trông ra sao, bạn từng có vẻ như nào. Hãy khen ngợi người khác ngay lập tức. Với câu nói này, cô ấy sẽ biết là bạn đã nhận ra cô ấy giảm cân thành công và ghi nhận tấm lòng của bạn. Bạn không cần phải bới móc quá khứ của người ta lên để khen ngợi, chỉ nói lên cảm giác của bạn về cô ấy ở thời điểm hiện tại là được rồi.

8. “Bạn quá tốt với anh ấy/cô ấy”

Khi một người nào đó vừa chấm dứt một mối quan hệ với bất kỳ lí do nào đó, lời nhận xét này làm cho người nghe cảm thấy như thể mình có nhiều phẩm chất không tốt và không phải là người đáng để yêu.

Hãy nói: ” Anh ấy/cô ấy đã đánh mất…” Câu nói này đem đến sự động viên nhiệt tình và lạc quan mà không hàm chứa bất cứ lời chỉ trích nào.

9. “Bạn trông thật tuyệt khi ở độ tuổi này”

Sử dụng từ ” với bạn” như là một cách khen gián tiếp vậy, làm mọi người cảm thấy hạ thấp mình và bạn thì trở nên thô lỗ. Nhiều người không muốn bị đánh giá sự thông minh thông qua ngoại hình hoặc người ốm yếu, cũng không muốn nói chuyện về dáng vẻ. Bởi mọi người chỉ đơn giản muốn được khen là thông minh và khỏe mạnh mà thôi.

Hãy nói: ” Bạn trông thật tuyệt“. Chúng ta có thể dễ dàng sửa chữa bằng một câu khen trực tiếp như vậy.

Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Buôn Bán Kinh Doanh Giao Thương

Con người trong cuộc sống đều có một cuộc sống của riêng họ, một cuộc sống của chính họ khiến họ vui vẻ và hạnh phúc đối với bản thân mình. Có những người hạnh phúc với cuộc sống hiện tại của mình, có những người còn có ước mong về cuộc sống tươi đẹp hơn, họ mong cuộc sống mình không còn khó khăn gian khổ hay đỡ vất vả hơn một chút. Bên cạnh những con người sống sung sướng hạnh phúc thì cũng có những người vật lộn với cuộc sống, với bộn bề gian khổ.

Một trong những công việc mà những con người gian khổ khó khăn hay những người thành đạt đều làm đó là buôn bán và kinh doanh. Buôn bán kinh doanh là một ngành nghề dành cho tất cả các lứa tuổi, tất cả các thành phần trong xã hội. để nói lên sự khó khăn, nhọc nhằn của ngành ngày, hay những vui buồn tủi nhục của nghề buôn bán kinh doanh thì những câu ca dao tục ngữ trong kho tàn văn học của chúng ta thể hiện rất rõ, chúng ta cùng đi tìm hiểu về những câu ca dao tục ngữ về buôn bán kinh doanh.

Những câu tục ngữ về buôn bán, kinh doanh:

Câu 1:

Mười người đi buôn không bằng một người lộn đất.

Câu tục ngữ trên đề cao tầm quan trọng và ý nghĩa kinh tế của ngành nghề buôn bán kinh doanh. Câu thơ so sánh ngành nghề buôn bán kinh doanh với ngành làm ruộng của người nông dân, câu thơ thể hiện sự khó khăn của ngành nghề kinh doanh. Hình ảnh cuốc đất được đem ra so sánh với ngành nghề buôn bán kinh doanh, muoif người kinh doanh không bằng với một người cuốc đất, sự khó khăn, nhọc nhằn của nghề buôn bán kinh doanh.

Câu 2:

Tiền ra khỏi cửa tiền đẻ,

Tiền ở trong nhà tiền chửa.

Câu tục ngữ trên nói về sự đầu tư tiền bạc vào ngành nghề buôn bán kinh doanh. Khi chúng ta đem tiền ra khỏi nhà, đầu tư kinh doanh buôn bán thì tiền sẽ đẻ tiền, có nhiều tiền hơn nữa. còn khi chúng ta để tiền trong nhà cất đi thì tiền chỉ giống như mang chửa chứ không đẻ thêm ra được nữa. câu tục ngữ khuyên chúng ta nên có những sáng suốt trong kinh doanh buôn bán.

Câu 3:

Mua bán chợ đen, thân quen nhiều ngách.

Câu tục ngữ trên nêu lên tầm quan trọng của ngành nghề buôn bán kinh doanh, khi mà chúng ta làm ngành nghề kinh doanh buôn bán ở chợ búa thì chúng ta sẽ quen biết nhiều người, có nhiều mối quan hệ và nhiều sự thân quen hơn. Câu tục ngữ đề cao vai trò của ngành nghề buôn bán sẽ tạo nên nhiều mối quan hệ trong xã hội hơn.

Câu 4:

Những khó khăn gian khổ của ngành nghề buôn bán mấy ai biết, chỉ có những người trong nghề, họ mới biết được khó khăn gian khổ mà mình phải trải qua. Khi làm ngành nghề buôn bán kinh doanh thì mua phải lạy phải nhẹ nhàng thì người mới bán giá rẻ, giá gốc cho mình. Còn khi bán hàng thì phải dạ vâng, bởi thế người ta mới mua hàng của mình, mình mới bán được hàng.

Cau 5:

Đi buôn nhớ phường, đi đường nhớ lối.

Ngành nghề buôn bán có khó khăn là gian khổ, khổ cực những có những đặc điểm thuận lợi đó là biết được nhiều nơi, nhiều chốn. khi đi buôn thì chúng ta có những kiến thức về phương, đi buôn nhớ phường, khi đi đường sẽ nhớ lối nhờ vào ngành nghề buôn bán kinh doanh, đi đây đi đó.

Câu 6:

Câu tục ngữ này xuất hiện từ khá lâu đời tuy nhiên nó còn rất phổ biến cho tới tận thời này với ý chỉ bảo con cái kinh doanh doanh buôn bán là con đường dễ giầu và nhanh giầu khác. Tất nhiên trong thời đại này thì còn rất nhiều mảng khác có thể làm giầu được nhưng kinh doanh là phổ biến nhất để giầu có

Ngoài những câu tục ngữ nói về buôn bán kinh doanh ở trên, chúng ta còn có những câu tục ngữ về buôn bán kinh doanh như:

Buôn có bạn, bán có phường.

Buôn chung, bán riêng, lời ăn lỗ chịu.

Mua đoạn bán rồi.

Quan muốn sang, nhà hàng muốn đắt.

Khách nhớ nhà hàng, nhà hàng không nhớ khách.

Một trăm người bán, một vạn người mua.

Ăn thì cho, buôn thì so.

Ăn lãi có chốn, bán vốn có nơi.

Bán hàng nói thách, làm khách trả rẻ.

Đắt ra quế, ế ra củi.

Quen mặt đắt hàng.

Rẻ tiền mặt, đắt tiền chịu.

Bán chịu mất mối hàng.

Nể cô nể gì còn gì là vốn.

Khỏi lỗ thì vỗ vế.

Cầm mất lãi, chẳng bằng vãi ngay đi.

Thà bán đổ còn hơn xách rổ về không.

Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn.

Thà cho nhau vàng không thà đem đàng đi buôn.

Rẻ mua chơi, đắt nghỉ ngơi đồng tiền.

Mua thì thêm, chêm thì chặt.

Trong nhà có vàng, mua hàng cũng bớt.

Phải thì mua, vừa thì bán.

Mua lầm bán không lầm.

Tiền thật mua của giả.

Tiền trả, mạ nhổ.

Tiền trao cháo múc.

Tiền trao ra, gà bắt lấy.

Mua đầy bán vơi.

Buôn gian bán lận, buôn mận bán đào.

Đi buôn nói ngay bằng đi cày nói dối.

Bán mướp đắng giả làm bầu.

Bán mạt cưa, giả làm cám.

Lắm mồm chị hàng cá, lắm lá chị hàng nem.

Hàng thịt nguýt hàng cá, hàng cá đá hàng tôm.

Buôn trầu gặp nắng, buôn đường gặp mưa.

Mua áo thì rẻ, mua giẻ thì đắt.

Ham sáu đồng lãi, mất năm mươi tư đồng tiền vốn.

Đi buôn lỗ vốn, làm ruộng mất mùa.

Được mùa buôn vải buôn vóc

Mất mùa buôn thóc buôn gạo.

Bán gạo tháng tám, mua gạo tháng ba.

Những câu ca dao về buôn bán kinh doanh:

Câu 1:

Đầu cơ buôn lậu,

Trúng quả lãi to.

Rủi ro cụt vốn,

Chạy trốn nhanh chân.

Câu ca dao nói về ngành nghề kinh doanh, nhưng ngành nghề kinh doanh này sai trái, gian lận với pháp luật đó là buôn lậu. khi buôn lậu thì chúng ta được lãi to khi thuận buồm xuôi gió, những khi có rủi ro thì chúng ta sẽ mất vốn và còn phải chạy trốn với pháp luật. chính vì thế mà chúng ta nên kinh doanh buôn bán những ngành nghề chính đáng, đúng đắn.

Câu 2:

Dò sông, dò biển dò người,

Biết đâu được bụng lái buôn mà dò.

Câu ca dao nói về những khó khăn của người kinh doanh buôn bán, so sánh sông biển với bụng người lái buồn.. ý câu ca dao rằng sông biển, người thì dễ dò nhưng đối với bụng lái buôn thì không thể dò được, khi buôn bán ai cũng muốn lời muốn lãi thì họ không thể nói đúng gia đúng sự thật nên không thể dò lòng người lái buôn được.

Câu 3:

Lái buôn, lái lợn, lái bò

Trong ba anh ấy chớ nghe anh nào.

Câu ca dao khuyên rằng đừng nên tin vào lời của những người lái buôn, dù lái lợn, lái buôn, lái bò thì không nên tin vào bất cứ ai. Những người buôn bán thường có miệng lưỡi rất dẻo và dễ lay động lòng người. chính vì thế mà chúng ta không nên tin vào lời của những người lái buôn nói chung.

Câu 4:

Giả vờ buôn vịt bán gà,

Buôn đường bán mật, buôn cà bán dưa.

Câu ca dao nói về sự dối trá trong ngành nghề buôn bán kinh doanh. Khi buôn bán kinh doanh thì muôn người dối trá, khi rao vịt mà bán gà, kho rao đường mà bán mật, kho rao cà mà bán dưa,… ông bà ta thường nói đó là treo đầu dê bán thịt chó. Chính vì thế mà chúng ta cần có tâm trong ngành nghề buôn bán kinh doanh mới có thể phát triển được.

Những câu tục ngữ về buôn bán kinh doanh khác:

Gái này là gái chẳng vừa,

Gái buôn vải tấm, gái lừa vải con.

Gái này là gái chẳng non,

Gái lường chợ Quán, gái buôn chợ Cầu.

Nào ai cấm chợ ngăn sông,

Ai cấm chú lái thông đồng con buôn.

Người trời thì bán chợ trời,

Hễ ai biết của biết người thì mua.

Ruộng gần thì bỏ chẳng cày,

Chợ xa nhiều gạo, mấy ngày cũng đi.

Đắt hàng cùng ả cùng anh,

Ế hàng gặp những thông manh quán gà.

Chưa buôn thì vốn còn dài,

Buôn thì vốn đã theo ai mất rồi.

Câu 1:

Mười người đi buôn không bằng một người lộn đất.

Câu 2:

Tiền ra khỏi cửa tiền đẻ,

Tiền ở trong nhà tiền chửa.

Câu 3:

Mua bán chợ đen, thân quen nhiều ngách.

Câu 4:

Cau 5:

Đi buôn nhớ phường, đi đường nhớ lối.

Câu 6:

Buôn có bạn, bán có phường.

Buôn chung, bán riêng, lời ăn lỗ chịu.

Mua đoạn bán rồi.

Quan muốn sang, nhà hàng muốn đắt.

Khách nhớ nhà hàng, nhà hàng không nhớ khách.

Một trăm người bán, một vạn người mua.

Ăn thì cho, buôn thì so.

Ăn lãi có chốn, bán vốn có nơi.

Bán hàng nói thách, làm khách trả rẻ.

Đắt ra quế, ế ra củi.

Quen mặt đắt hàng.

Rẻ tiền mặt, đắt tiền chịu.

Bán chịu mất mối hàng.

Nể cô nể gì còn gì là vốn.

Khỏi lỗ thì vỗ vế.

Cầm mất lãi, chẳng bằng vãi ngay đi.

Thà bán đổ còn hơn xách rổ về không.

Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn.

Thà cho nhau vàng không thà đem đàng đi buôn.

Rẻ mua chơi, đắt nghỉ ngơi đồng tiền.

Mua thì thêm, chêm thì chặt.

Trong nhà có vàng, mua hàng cũng bớt.

Phải thì mua, vừa thì bán.

Mua lầm bán không lầm.

Tiền thật mua của giả.

Tiền trả, mạ nhổ.

Tiền trao cháo múc.

Tiền trao ra, gà bắt lấy.

Mua đầy bán vơi.

Buôn gian bán lận, buôn mận bán đào.

Đi buôn nói ngay bằng đi cày nói dối.

Bán mướp đắng giả làm bầu.

Bán mạt cưa, giả làm cám.

Lắm mồm chị hàng cá, lắm lá chị hàng nem.

Hàng thịt nguýt hàng cá, hàng cá đá hàng tôm.

Buôn trầu gặp nắng, buôn đường gặp mưa.

Mua áo thì rẻ, mua giẻ thì đắt.

Ham sáu đồng lãi, mất năm mươi tư đồng tiền vốn.

Đi buôn lỗ vốn, làm ruộng mất mùa.

Được mùa buôn vải buôn vóc

Bán gạo tháng tám, mua gạo tháng ba.

Câu 1:

Đầu cơ buôn lậu,

Trúng quả lãi to.

Rủi ro cụt vốn,

Chạy trốn nhanh chân.

Câu 2:

Dò sông, dò biển dò người,

Biết đâu được bụng lái buôn mà dò.

Câu 3:

Lái buôn, lái lợn, lái bò

Trong ba anh ấy chớ nghe anh nào.

Câu 4:

Giả vờ buôn vịt bán gà,

Buôn đường bán mật, buôn cà bán dưa.

Gái này là gái chẳng vừa,

Gái này là gái chẳng non,

Nào ai cấm chợ ngăn sông,

Người trời thì bán chợ trời,

Ruộng gần thì bỏ chẳng cày,

Đắt hàng cùng ả cùng anh,

Chưa buôn thì vốn còn dài,

Bạn đang xem bài viết 15 Cách Giao Tiếp Với Khách Hàng Mà Nhân Viên Kinh Doanh Cần Biết trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!